Khoá học nails

10 kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh người mới có con nên biết

Những thông tin sau có thể có ích cho những người mới làm cha mẹ:

1. Cách ẵm em bé

 - baogiadinh.vnNhiều người, khi làm cha mẹ lần đầu, thường sợ rằng không biết bế con thế nào cho đúng.
Phần cổ của em bé là phần dễ tổn thương nhất, nên khi bế bé, bạn nên giữ một bàn tay mình dưới đầu bé, trong khi bàn tay còn lại đỡ phần hông bé.

Bạn cũng phải cẩn thận với những phần xương mềm trên đầu trẻ sơ sinh. Cố gắng chạm vào các phần này càng ít càng tốt. Để bảo vệ em bé tốt nhất và giúp em bé cảm thấy an toàn, hãy luôn giữ bé gần ngực bạn.

2. Các bà mẹ cần chăm sóc tốt bản thân trong 30 ngày đầu sau sinh

 - baogiadinh.vnBa mươi ngày đầu sau sinh là giai đoạn quan trọng nhất. Các bà mẹ cần chăm sóc bản thân thật tốt để có thể chăm con mình hiệu quả nhất có thể. Bạn nên ăn uống đủ chất và lành mạnh, nhất là nếu bạn đang cho con bú. Để tránh thiếu ngủ, bạn có thể ngủ trong lúc con ngủ.

3. Cách quấn khăn cho em bé

 - baogiadinh.vnTrước hết, xếp khăn theo hình kim cương. Gấp góc trên cùng của khăn xuống và đặt em bé lên tấm khăn. Kéo một bên khăn qua ngực em bé, nhét phần góc bên dưới cánh tay của bé. Tiếp theo, gấp góc khăn dưới cùng lên chân rồi nhét góc bên dưới vai của bé. Sau đó, kéo phần khăn còn lại qua ngực bé và nhét nó bên dưới người em bé. Sau khi quấn khăn cho bé, hãy ôm em bé gần ngực bạn. Khi bé cảm thấy ấm áp và an toàn, bé sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

4. Cách cho bé bú

 - baogiadinh.vnSữa là nguồn thực phẩm duy nhất của em bé trong những tháng đầu đời. Bạn có thể tham khảo các tư thế cho bé bú trong hình minh họa trên đây và chọn cho mình tư thế thoải mái nhất. Nếu em bé của bạn hay ngủ trong lúc bú, bạn hãy thử cù (tickle) vào bàn chân bé trong lúc bé bú để giữ bé tỉnh táo. Như vậy giúp bé không chìm vào giấc ngủ khi chưa bú đủ sữa.

Xem thêm:  Các cách đơn giản giúp bạn tiết kiệm tiền khi mua mỹ phẩm

5. Cách giúp bé ợ hơi và sơ cứu khi bé bị nghẹn

 - baogiadinh.vnỢ hơi (burping) rất cần thiết vì việc đó giúp em bé thoải mái, nhất là trong các tháng đầu đời. Khi thấy thoải mái, bé sẽ ăn ngon và ngủ ngon. Để giúp bé ợ hơi, hãy bế bé lên vai sao cho cằm bé đặt trên vai bạn. Đừng quên đỡ phần đầu và vai của bé. Sau đó nhẹ nhàng chà (rub) hoặc vỗ (pat) lưng bé cho đến khi bé ợ. Một cách khác để giúp bé ợ đó là cho bé úp mặt vào đùi bạn. Khi bé nằm trên chân bạn, hãy dùng bàn tay đỡ phần cằm và xương hàm của bé, giữ cho đầu bé hơi cao một chút, để máu không dồn lên não. Rồi chà hoặc vỗ nhẹ lên ngực cho bé ợ hơi.

Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị nghẹn, bạn cũng có thể cho trẻ nằm ở tư thế úp mặt xuống như khi cho trẻ ợ. Cách ấn lồng ngực (chest thrusts): 5 lần, chỉ với 2 ngón tay. Sau đó vỗ mạnh vào lưng (back blows) cho đến khi bé bắt đầu ho. Ho là dấu hiệu cho thấy dị vật đã được đưa ra khỏi đường thở.

6. Cách massage cho bé

 - baogiadinh.vnMassage cho trẻ sơ sinh có thể giúp xương và cơ của bé khỏe mạnh hơn. Bạn không nên massage cho trẻ trước hoặc sau khi ăn. Để massage cho bé, trước tiên hãy đặt bé lên một cái khăn hoặc tấm vải trên một bề mặt thoải mái (như giường chẳng hạn) và bắt đầu massage bé bằng dầu thực vật: massage từ chân, rồi đến cánh tay, rồi đến ngực, sau đó là lưng. Massage không chỉ giúp em bé dễ chịu mà còn giúp bé khỏe mạnh hơn. Massage cũng giúp củng cố sự gắn kết giữa bạn và con.

Xem thêm:  3 cách từ chối “chuyện ấy” với bạn đời một cách lịch sự và yêu thương

7. Cách tắm cho bé

 - baogiadinh.vnTrong tuần đầu tiên sau khi chào đời, trẻ sơ sinh chỉ cần được lau mình bằng bọt biển (sponge bath). Cho đến khi cuống rốn (umbilical cord) của trẻ khô và rụng đi, bạn mới cần thỉnh thoảng cho bé tắm bồn (tub bath). Hãy nhớ là thỉnh thoảng thôi, và trẻ không cần tắm mỗi ngày. Bạn nên kiểm tra nhiệt độ nước trước khi cho bé tắm và đừng bao giờ để bé ở trong bồn tắm một mình mà không có người trông.

8. Cách cho bé ngủ

 - baogiadinh.vnRời khỏi tử cung tối và ấm áp của mẹ, trẻ sơ sinh cần được người lớn cho làm quen với thế giới bên ngoài. Bé sẽ học được khi nào cần ngủ và khi nào cần thức thông qua ánh sáng. Hãy thắp sáng phòng bé vào ban ngày và tắt đèn hoặc để đèn ngủ vào ban đêm. Việc này giúp bé nhận ra sự khác nhau giữa ngày và đêm. Khi em bé sắp chìm vào giấc ngủ, bạn cố gắng đừng hôn và đừng trò chuyện với con, dù có thể lúc đó trông con rất đáng yêu. Nếu không, con của bạn có thể cho rằng đó là dấu hiệu bạn muốn chơi đùa với con và con sẽ thức giấc. Quy tắc đầu tiên là bạn hãy kiên nhẫn cho đến khi trẻ đã quen với lịch ngủ-thức mà bạn huấn luyện cho bé.

9. Cách thay tã

Xem thêm:  Review 5 Địa chỉ dạy nghề nail uy tín nhất quận Hoàn Kiếm, Hà Nội năm 2021

 - baogiadinh.vnBạn cần mặc tã cho bé đúng cách đến khi cuống rốn khô và rụng đi. Đừng bao giờ quấn tã đè lên phần cuống rốn mà hãy luôn quấn tã dưới rốn. Đừng nên tạo áp lực cho vùng rốn của bé. Khi bạn lau vùng kín của bé trong lúc thay tã, nhất là ở bé gái, cần lau từ trước ra sau, để tránh gây viêm nhiễm vùng kín. Cần bảo đảm vùng kín khô ráo trước khi cho bé mặc tã mới. Nếu bé bị hăm tã (diaper rash), bạn cần kiểm tra tã thường xuyên để tã không bị dơ và đầy, làm tăng nặng tình trạng hăm tã. Bạn nên trang bị sẵn thuốc bôi trị hăm tã (rash ointment) để ứng phó với tình trạng hăm tã khi còn nhẹ. Nên tránh dùng xà bông có chất tạo hương hoặc tã có mùi thơm cho đến khi bé hết hăm tã hoàn toàn.

10. Cách tạo sự gắn kết với bé

 - baogiadinh.vnSự đụng chạm nhẹ nhàng da kề da là tất cả những gì bạn cần và thói quen này nên bắt đầu từ khi em bé mới chào đời. Một điều quan trọng nữa đó là nhìn vào mắt bé và nói chuyện với bé. Do thị lực của trẻ sơ sinh không tốt (chỉ 30 cm), bạn hãy lại gần con, mỉm cười và nói chuyện với con. Hát ru cho bé, massage cho bé, tận dụng những khoảng thời gian bạn ở một mình cùng con. Sự gắn bó giữa bạn và con được hình thành từ tuổi thơ của bé có thể kéo dài cho đến khi bé lớn.

Nếu bạn quen ai đó vừa trở thành bố mẹ, hãy chia sẻ bài viết này với họ nhé!

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ