Khoá học nails

5 bước giúp bạn nói lên ý kiến trong các cuộc họp

Nếu bạn có sáng kiến về vấn đề gì đó trong công việc và muốn đóng góp sáng kiến cho mọi người trong cuộc họp, nhưng bạn không giỏi nói chuyện trước đám đông, thì sau đây là 5 bước dành cho bạn:

 - baogiadinh.vnChuẩn bị trước khi buổi họp bắt đầu
Trước cuộc họp, hãy tìm một vấn đề nào đó mà bạn trăn trở và chuẩn bị những ý tưởng bạn muốn nói. Hãy có mặt trước khi buổi họp bắt đầu, nói chuyện xã giao với các đồng nghiệp. Việc này giúp bạn thấy thoải mái trong việc lên tiếng mà không bị áp lực. Bạn sẽ dễ dàng bày tỏ ý kiến của mình trong một cuộc họp hơn nếu trước đó bạn đã nói chuyện với những người có mặt tại đó.

Dùng ngôn ngữ mạnh mẽ
Hãy nói thẳng vào vấn đề và nói rõ những gì bạn muốn. Ví dụ, bạn có thể thấy sự khác biệt giữa câu nói “Tôi muốn dự án này thành công và do đó đây là những việc chúng ta nên làm” (“I want this project to be successful so here’s what we should do”) với câu nói chung chung “Hãy cùng xem lại vấn đề này” (“Let’s take another look at this”). Bạn cũng nên tránh những cụm từ hoặc từ mang tính định lượng như “có lẽ” (“maybe”) và “sẽ thế nào nếu” (“what if”)

Sau đây là một số cụm từ giúp bạn nói rõ ý kiến của mình:

Xem thêm:  7 loại thực phẩm bạn nên trữ trong freezer cho mùa đông

• “Tôi kiên quyết đề nghị” (“I strongly suggest”) thay vì “Các bạn thấy sao về” (“How about”)

• “Điều này chắc chắn đúng” (“This is absolutely right”) thay vì “Tôi khá là đồng ý” (“I tend to agree”)

• “Lời khuyên chắc chắn của tôi là” (“My strong advice is”) thay vì “Tôi nghĩ có lẽ” (“I think maybe”)

• “Đây là kế hoạch của tôi” (“Here’s my plan”) thay vì “Có lẽ chúng ta có thể” (“Maybe we can”)

• “Tôi đề xuất” (“I recommend”) thay vì “Sẽ thế nào nếu” (“What if”)

Chuẩn bị để lên tiếng
Phát biểu trước tập thể là một kỹ năng không phải ai cũng có. Nhưng bạn có thể thực tập nói trước đám đông với một nhóm bạn hay với một nhóm đồng nghiệp của mình bên ngoài thời gian làm việc.

Tập cho mình suy nghĩ lý trí
Đừng nản chí nếu sáng kiến của bạn bị từ chối. Hãy xem đó như kinh nghiệm để điều chỉnh lại sáng kiến cũ hoặc nghĩ ra sáng kiến mới. Đừng lấy làm buồn vì bị từ chối. Trong môi trường công việc, sếp của bạn sẽ phải suy nghĩ một cách lý trí và ưu tiên cho sự sống còn của doanh nghiệp. Họ không thông qua đề xuất của bạn không phải do họ ghét bạn, mà có thể là do sáng kiến của bạn chưa thật sự phù hợp. Vì thế hãy xây dựng cho mình thái độ khách quan và trung lập trong cảm xúc.

Xem thêm:  Các mặt lợi và hại của tắm nắng

Tạo ảnh hưởng
Bạn có thể cân nhắc việc chia sẻ sáng kiến của mình với một hoặc hai người đồng nghiệp mà bạn tin cậy trước khi vào cuộc họp, và hỏi họ xem bạn có nên chia sẻ sáng kiến của mình cho tập thể không. Cách này giúp bạn tìm được người cổ vũ cho ý tưởng của mình trước khi bạn đem nó trình bày tại buổi họp. Nếu những người đó đồng tình với sáng kiến của bạn, rất có thể họ sẽ lên tiếng ủng hộ bạn trong buổi họp.

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ