Khoá học nails

5 cách nói thay cho câu “Nice to meet you” trong email tiếng Anh

Khi bạn lần đầu tiên liên hệ với ai đó qua email, có thể hơi lạ nếu dùng câu “Nice to meet you”. Dù sao thì các bạn cũng đang không gặp nhau trực tiếp và không bắt tay nhau.

 - baogiadinh.vnĐể thay thế, nhiều người dùng câu “Nice to e-meet you” (“Vui được gặp ông/bà/… qua thư điện tử”) hoặc “Nice to virtually meet you” (“Vui được gặp ông/bà/… trong thế giới ảo”). Mặc dù các phương án này khá lịch sự và thân tình, nhưng chúng có thể không cần thiết, thậm chí có phần lạc hậu – nghe có vẻ như bạn nói với đối tượng: “Với tôi, ông/bà/… không phải người thật vì chúng ta chưa gặp nhau ngoài đời thật” (“You’re not quite a real person to me because we haven’t met IRL”).

Hãy bỏ qua phần “e-meet” và “virtual”. Chúng ta sống và làm việc trong thời đại công nghệ số, bạn cần theo kịp điều đó.

Mách nhỏ: Nên tránh dùng dấu ngoặc kép cho từ “meet”. Viết “Nice to ‘meet’ you” có thể khiến người nhận hiểu lầm rằng bạn vui vì không thật sự (not really) gặp họ. Và như vậy sẽ rất kỳ cục.

Làm sao để hồi đáp một lời giới thiệu theo cách sáng tạo và có duyên hơn? Sau đây là một số câu nói có thể thay cho câu “Nice to meet you” trong email tiếng Anh:

1. “I’ve heard great things about ___.” (“Tôi đã nghe nhiều điều hay về ____.”)
Nếu người được bạn liên hệ có tiếng tốt và tiếng tốt đó đến tai bạn trước khi gặp họ, sẽ là ý hay nếu bạn cho họ biết điều đó. Ai cũng thích được người khác khen ngợi. Khi bạn ghi nhận kinh nghiệm và kỹ năng của người khác, tức là bạn coi trọng họ và tạo nền tảng tích cực cho cuộc đối thoại giữa hai người. Nếu bạn đã nghe về những thành tựu hay việc làm cụ thể của họ, đừng ngại ghi nhận những điều đó đó. Việc này giúp email của bạn có vẻ thân tình hơn.

Xem thêm:  Review các cách trang điểm mặt xinh hết nấc

2. “Thanks for the introduction.” (“Cảm ơn vì đã giới thiệu.”)
Bạn có thể dùng câu này khi một người nào đó giới thiệu cho bạn một đối tượng mới. Bạn cũng có thể dùng câu này để phản hồi khi đối tượng tự giới thiệu mình với bạn. Nói “cảm ơn” (“thank you”) sẽ giúp tăng cường sự kết nối xã hội giữa bạn và người nhận lời cảm ơn – một việc có ích nếu bạn đang tìm cách xây dựng một mối quan hệ mới.

3. “I’m looking forward to working with you.” (“Tôi mong đợi được làm việc với ông/bà/…”)
Nếu bạn nóng lòng được thiết lập quan hệ công việc với ai đó, đừng ngại thể hiện điều đó. Câu này cụ thể hơn câu “nice to meet you” và bạn có thể viết tiếp theo đó là các lý do làm bạn mong đợi được hợp tác với đối tượng. Xây dựng mối quan hệ công việc mới có thể khá căng thẳng với nhiều người. Một lời chào bày tỏ niềm hứng khởi về mối quan hệ mới đó có thể giúp các bên bớt cảm thấy áp lực và hình thành sự gắn kết.

4. Vào thẳng vấn đề
Cho người khác biết bạn vui khi gặp họ là một hành vi lịch sự, nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết. Trong môi trường công việc, nhiều người sẽ lấy làm mừng khi bạn đi thẳng vào vấn đề cần nói. Việc bạn có thể bỏ qua lời chào xã giao hay không bỏ qua nằm trong nội dung của email. Nếu email bạn gửi có nội dung chỉ hoàn toàn liên quan công việc, bỏ qua phần “nice to meet you” có thể khiến thông điệp có phần thô thiển. Tuy nhiên, nếu email bạn gửi có những lời khen hoặc lời động viên chẳng hạn, bạn có thể đi thẳng vào các nội dung chính thú vị đó.

Xem thêm:  Hiệu ứng tấm gương ở người thấu cảm và tại sao một số người bỗng dưng ghét họ

5. “Nice to meet you” hoặc các biến thể của nó
Không có gì sai khi nói “Nice to meet you”. Đó là một câu nói lịch sự và quen thuộc trong các bối cảnh xã giao. Nhưng nếu “nice to meet you” có vẻ nhàm chán với bạn, bạn có thể thử dùng một trong các biến thể sau của câu nói trên:

• It’s great connecting with you. (Rất vui được liên lạc với ông/bà/…)
• Pleased to meet you. (Lấy làm hài lòng được gặp ông/bà/…)
• Lovely to meet you. (Thật dễ chịu khi gặp ông/bà/…)
• How do you do? (Trân trọng kính chào.) (Dành cho phong cách trang trọng, nhất là ở Anh.)
• Delighted to make your acquaintance. (Hân hạnh được quen ông/bà/…) (Phong cách rất trang trọng.)

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ