Khoá học nails

5 dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ ở chó

Cũng như người, chó cũng có thể mắc bệnh sa sút trí tuệ khi về già. Một chú chó bị sa sút trí tuệ thường có những biểu hiện sau:

 - baogiadinh.vn

1. Mất khả năng định hướng (Disorientation)
Nếu chú chó nhà bạn có vẻ như “đi lạc” trong chính căn nhà của nó hoặc không thể định hướng đến các vật thể nhất định (như tô thức ăn được đặt cố định ở một nơi trong nhà), bạn nên lưu ý. Hoặc là khi chú chó đi ra sân sau và đi qua nhầm cửa.

Những con chó già cũng có thể mất ý thức về không gian: chúng “mắc kẹt” trong một góc nhà hoặc đằng sau một cái ghế mà không biết làm sao để thoát ra. Đôi khi, những chú chó bị sa sút trí tuệ thường nhìn thẫn thờ vào một bức tường hoặc vào thinh không. Chúng cũng có thể mất nhận thức về thời gian; ví dụ như không nhận ra trời đã tối hoặc đã đến giờ đi ngủ.

2. Thay đổi trong chu kỳ ngủ-thức
Để bổ sung vào ví dụ trên, não bộ của một chú chó bị sa sút trí tuệ có thể bị lầm lẫn về chu kỳ ngủ-thức. Điều này có thể có nghĩa là một chú chó trước đây ngủ ngon suốt cả đêm bây giờ đột nhiên trở nên tăng động, bồn chồn, thao thức. Đó là do đồng hồ sinh học của chúng bị đảo lộn, và các hoạt động ban ngày trở thành các hoạt động ban đêm của chúng.

Giải pháp: Bạn có thể sử dụng đèn ngủ hoặc đèn ánh sáng trắng để mô phỏng ánh sáng ban ngày, do giờ đây ánh sáng là tín hiệu được chú chó nhận biết là đã đến giờ ngủ – để bạn và người nhà có thể được ngủ yên. Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ thú y kê đơn thuốc để trấn tĩnh chú chó của mình về đêm.

Xem thêm:  3 khuynh hướng làm tóc cho cô dâu

3. Tương tác
Nếu hành vi tương tác giữa chú chó của bạn với mọi người và với những vật thể nhất định có sự thay đổi đáng kể, bạn cũng cần chú ý. Đôi khi, chú chó nhà bạn sẽ có vẻ như “quên” mối quan hệ giữa nó với những người mà nó từng thích. Ví dụ: Một chú chó từng thích trẻ em, thích những con chó khác, hoặc thích vui đùa với người lạ có thể bất ngờ trở nên hoảng sợ, khó chịu hay thậm chí hung dữ. Chúng cũng có thể mất đi sự hứng thú với những thứ chúng từng thích – như không còn thích món ăn chúng từng thích, không còn thích việc đi dạo, hay không còn mừng bạn khi bạn đi làm về, v.v…

Sự thay đổi trong hành vi có thể trở nên nguy hiểm nếu bạn không còn kiểm soát được chú chó. Một điều quan trọng bạn cần hiểu đó là những thay đổi hành vi có thể có nguyên nhân khác ngoài bệnh sa sút trí tuệ. Chú chó nhà bạn có thể mắc bệnh gì đó hoặc bị đau ở chỗ nào đó. Tốt nhất bạn nên đưa chú chó đi khám bệnh để xác định nguyên nhân.

4. Các sự cố trong nhà
Nếu một vật nuôi đã quen thuộc với mái nhà của bạn đột nhiên gặp những tai nạn trong nhà, bạn nên lưu ý. Thứ nhất, đừng bao giờ mắng con vật vì nó tiểu tiện trong nhà, do có khả năng nó đang gặp vấn đề gì đó. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ, làm ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát chức năng cơ thể của nó.

Xem thêm:  Bí quyết giữ tuổi thọ đồ trang sức bền lâu

5. Năng lượng giảm sút
Tình trạng này có thể có nhiều nguyên do. Việc một chú chó giảm sự năng động theo tuổi tác là việc bình thường, nhưng sự thiếu hụt năng lượng, nhất là khi đi kèm với sự mất hứng thú với người/vật xung quanh, có thể báo hiệu các vấn đề về nhận thức.

Một chú chó từng thích khám phá giờ đây không còn thích ngửi mùi cỏ ngoài trời, hoặc nó muốn ngủ một giấc trong các buổi chơi đùa mà trước đây từng làm nó vui thích. Hoặc nó có vẻ mất tập trung hoàn toàn hoặc mất khả năng định hướng trong khi chơi fetch với bạn chẳng hạn.

Chú chó có thể làm rơi đồ ăn trong khi ăn và không tìm lại được đồ ăn bị rơi. Nếu chú chó nhà bạn không gặp vấn đề về nghe/nhìn, dấu hiệu trên có thể cho thấy nó đang bị rối loạn nhận thức.

Xin nhắc lại, một số dấu hiệu vừa nêu có thể là biểu hiện của bệnh viêm khớp (arthritis), bị đau hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Tốt nhất, bạn nên đưa chó cưng đến bác sĩ thú y để khám.

Bên cạnh các thay đổi trong hành vi thường ngày, một con chó bị sa sút trí tuệ có thể có những hành vi lặp lại: như húc đầu vào tường, chân run, chạy vòng tròn, sủa liên tục…

Bạn có thể làm gì để giúp chú chó bị sa sút trí tuệ của bạn?
Bệnh sa sút trí tuệ là bệnh không thể chữa khỏi, nhưng có những biện pháp làm chậm tiến triển bệnh và kiểm soát triệu chứng.

Xem thêm: 

– Các điều chỉnh trong chế độ ăn uống có thể giúp hỗ trợ chức năng nhận thức của chú chó. Tất nhiên, các thay đổi trong dinh dưỡng nên được bác sĩ thú y thông qua, nhưng một chế độ ăn giàu a-xít béo omega-3 (omega-3 fatty acids) và các chất chống ô-xi hóa (antioxidants) có thể giúp thú cưng khỏe mạnh.

– Bạn cũng nên cho chú chó nhà mình chơi các trò chơi dành cho não bộ (“brain games”) để duy trì sự nhạy bén của nó.

– Nếu chú chó nhà bạn bị chẩn đoán mắc bệnh sa sút trí tuệ, có thể bác sĩ thú y sẽ chỉ định một số loại thuốc cho nó. Tái khám định kỳ cũng là việc cần thiết để theo dõi bệnh tình.

Chúng tôi tin chó là loài vật trung thành và mang đến nhiều niềm vui cho gia đình bạn. Nếu chú chó nhà bạn sống với bạn đến khi nó già đi và mắc các bệnh do tuổi già, điều tối thiểu bạn có thể làm cho nó – sau tất cả những gì nó đã làm cho bạn và người nhà – là một chút quan tâm và thật nhiều tình yêu, để có thể giúp nó cảm thấy thoải mái và hạnh phúc, bất chấp căn bệnh.

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ