Khoá học nails

6 sản phẩm bạn không nên dùng khi có da nhạy cảm

Nếu bạn có da nhạy cảm, các sản phẩm sau đây có thể khiến da bạn nổi mụn, ửng đỏ, ngứa ngáy hoặc khó chịu,… :

 - baogiadinh.vn

Ảnh: beyondskinocala.com

Mặt nạ tẩy tế bào chết (face scrubs)
Còn được gọi là “physical exfoliant” (“chất lột cơ học”), các công thức này thường quá mạnh với da nhạy cảm – kể cả khi các hạt (bead) có dịu nhẹ cỡ nào đi nữa. Tẩy tế bào chết quá nhiều có thể khiến da nổi mụn và đóng vảy (flaky). Thay vì chọn các “physical exfoliants”, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên dùng các “chemical exfoliant” (“chất lột hóa học”) như lactic acid hoặc a-xít trái cây (fruits acids) để giúp đẩy nhanh quá trình thay thế tế bào (cell turnover) mà không phải chà xát da quá mạnh.

Kem chống nắng chứa hóa chất (chemical sunscreens)
Nếu kem chống nắng khoáng chất (physical/mineral sunscreen) chặn tia UV để chúng không hấp thụ vào da, thì kem chống nắng hóa chất “nuốt” luôn tia UV để ngăn tia này không thâm nhập vào da bạn. Kem chống nắng chứa hóa chất có thể gây kích ứng (irritation) cho da nhạy cảm. Chúng thường chứa những chất độc hại: oxybenzone, avobenzone, homosalate, octisalate, octocrylene và andoctinoxate. Một số kem chống nắng khác được kết hợp giữa các khoáng chất (minerals) và hóa chất. Bạn nên chọn kem chống nắng chỉ chứa khoáng (physical/mineral sunscreen) với các thành phần như kẽm ô-xít (zinc oxide) và titanium oxide. Khi chọn mua, nên đọc kỹ nhãn mác dán trên sản phẩm.

Xem thêm:  Gợi ý màu phối với màu Ultra Violet

Dầu gội (shampoos) và dầu xả (conditioners) chứa sulfate
Các hợp chất sulfate thường chứa muối khoáng (mineral salts), là những chất tẩy (detergent ingredients) mạnh và được dùng nhiều để tạo bọt (foam) trong các sản phẩm như dầu gội. Hai chất được dùng phổ biến nhất là sodium lauryl sulfate (SLS) và sodium laureth sulfate (SLES). Chúng có thể gây khô da (dryness) và ngứa ngáy (itchiness) kéo dài do chúng lấy đi chất ẩm trên da. Theo các chuyên gia, người có da nhạy cảm nên dùng dầu gội và dầu xả có chữ “sulfate-free” trên nhãn.

Lotion dưỡng thể có mùi thơm (fragranced body lotions)
Các chất tạo mùi ẩn chứa nhiều nguy cơ gây kích ứng, do nhà sản xuất được phép không công khai những thành phần họ dùng để tạo mùi. Người có da nhạy cảm là những người dễ bị tác hại từ các thành phần này. Bạn nên chọn các sản phẩm có ghi “frangrance-free” (không mùi); hoặc nếu bạn thích mùi thơm, hãy chọn các công thức được tạo mùi từ thành phần tự nhiên như tinh dầu (essential oils). Bạn cũng nên lưu ý rằng một số tinh dầu cũng có thể gây kích ứng, vì thế hãy thử sản phẩm mới ở một vùng nhỏ trên da trước để xem trong vòng 24 giờ da bạn có kích ứng hay không, trước khi quyết định mua sản phẩm.

Sản phẩm chăm sóc da (skincare) có chứa cồn (alcohol)
Cồn trong những sản phẩm này sẽ khiến da bạn mất đi độ ẩm, dẫn tới ngứa ngáy, kích ứng và khó chịu cho da. Cồn SD (SD alcohol), cồn biến tính (denatured alcohol), và cồn isopropyl (isopropyl alcohol) là những loại cồn bạn nên tránh. Mặt khác, các loại cồn chứa chất béo (fatty alcohols) có thể được chấp nhận, như cồn cetyl (cetyl alcohol), cồn cetearyl (cetearyl alcohol), và cồn stearyl (stearyl alcohol). Giải pháp tốt nhất cho da nhạy cảm là vẫn nên chọn những sản phẩm không chứa cồn (alcohol-free).

Xem thêm:  Cần nên đem theo mỹ phẩm gì khi đi du lịch?

Xà bông (soaps) chứa sodium tallowate hoặc chứa cocoate
Các sản phẩm này có thể làm khô da trầm trọng, dẫn đến tình trạng đỏ da (redness) và ngứa ngáy. Nếu bạn là người thích dùng các sản phẩm chay, bạn cũng nên biết rằng tallowate thường được khai thác từ thịt bò. Bạn nên chọn cleanser có chữ “soap-free” trên nhãn, hoặc chọn xà bông có thành phần là dầu thực vật (vegetable oil). Trong mùa lạnh, rửa tay với nước ấm cũng giúp da bớt khô. Đừng quên dưỡng ẩm (moisturize) ngay sau khi tắm xong – việc này giúp da bạn hấp thu nước (hydration) hiệu quả khi mà da còn ẩm.

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ ,