Khoá học nails

7 điều bạn cần biết về ly hôn sau tuổi 50

 - baogiadinh.vnẢnh: Internet

Có thể hai bạn trở nên xa cách nhau sau nhiều năm. Hoặc một trong hai bạn ngoại tình. Cũng có thể trong giai đoạn chung sống, giữa hai bạn có những bất đồng mà giờ đây các bạn không còn thiết tha đối mặt với chúng nữa. Dù nguyên nhân ly hôn là gì đi nữa, đổ vỡ sau tuổi 50 có thể là một bước ngoặt lớn trong đời, nhất là với những cặp đôi đã cưới nhau hàng chục năm, từng mơ về việc nghỉ hưu và già đi bên nhau.

Khi bạn và người bạn đời “gãy gánh giữa đường” ở độ tuổi 50 trở lên, sau đây là một số điều có thể giúp các bạn vượt qua áp lực của quá trình ly hôn và sống tiếp phần đời còn lại:

Các bạn không phải trường hợp duy nhất
Có thể bạn nghĩ những cặp vợ chồng ly hôn sau tuổi 50 là hiếm, nhưng sự thật không phải vậy. Và tình trạng này đang ngày càng phổ biến. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ ly hôn ở người sau 50 tuổi đã tăng gấp đôi từ năm 1990 đến năm 2010. Theo số liệu gần đây, cứ 4 người ly hôn thì có một người từ 50 tuổi trở lên. Người Mỹ còn có thuật ngữ “gray divorce” (“ly hôn tóc bạc”) để chỉ tình trạng này.

Quá trình ly hôn có thể rất mệt mỏi
Ly hôn thường là hệ quả của những vấn đề không được giải quyết thấu đáo giữa hai người. Đôi khi một trong hai người không muốn ly hôn mà cứ muốn dằn vặt bạn đời. Bạn có thể sẽ bị thiếu ngủ, căng thẳng, buồn phiền,… trong quá trình đi tới ly hôn.

Xem thêm:  5 cách nói thay cho câu “Nice to meet you” trong email tiếng Anh

Ly hôn có thể giúp bạn khám phá lại chính mình
Lại trở thành người độc thân, bạn sẽ phải một mình đối mặt với những vấn đề về tài chính, phải tự chăm sóc bản thân, v.v… Việc xoay xở với những vấn đề đó sẽ cho bạn thêm kiến thức và kinh nghiệm, và biết đâu bạn sẽ phát hiện ra mình có khiếu trong một hoặc vài lĩnh vực như vậy!

Tìm kiếm sự giúp đỡ là điều quan trọng
Có lúc bạn thấy mình tự do, phấn khởi khi nghĩ về tương lai. Nhưng cũng có lúc bạn cảm thấy phẫn nộ, tội lỗi, giận dữ và buồn bã. Và nếu đa số bạn bè của bạn đều đã kết hôn, bạn có thể sẽ không tìm được người hiểu mình để tâm sự với họ.

Nhưng dù gì đi nữa, bạn đừng tìm cách đương đầu với những cảm xúc đó một mình. Một chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn vượt qua những cảm xúc đó một cách lành mạnh. Hãy gia nhập một nhóm những phụ nữ ly hôn trong vùng bạn sống hoặc kết nối với họ qua mạng xã hội,… Đừng chỉ ngồi nhà và đọc sách kỹ năng sống!

Các vấn đề tiền bạc khi bạn gần đến tuổi hưu
Nếu bạn hoặc chồng/vợ cũ của bạn sắp nghỉ hưu, có thể các bạn phải cân nhắc một số thứ. Nếu một trong hai bạn sẽ nhận tiền từ chương trình 401(k) như một phần của tiền dàn xếp sau ly hôn, bạn sẽ phải đóng thuế cho khoản tiền đó. Tuy nhiên, các tài khoản tiết kiệm thường là tài khoản sau thuế.

Xem thêm:  4 điều cần cân nhắc trước khi bạn quyết định ngoại tình

Nếu bạn cần rút khỏi một tài khoản hưu trí và dưới 59.5 tuổi, hãy nói chuyện với chuyên viên CPA và luật sư ly hôn của bạn để biết cách rút khỏi tài khoản đó mà không bị phạt vì rút lui sớm. Đồng thời, đừng lo lắng về An sinh Xã hội (Social Security): Bạn có quyền nhận lợi tức An sinh Xã hội từ người bạn đời cũ, kể cả khi hai bạn ly hôn, nếu các bạn đã cưới nhau được 10 năm. Nhưng nếu bạn tái hôn, bạn sẽ mất khoản lợi tức này.

Nếu bạn sẽ nhận tiền bồi thường ly hôn từ bạn đời mình, và anh/cô ấy có thể sẽ nghỉ hưu, hãy nói chuyện với luật sư của bạn để xem các khoản bồi thường cho bạn có thay đổi gì khi bạn đời cũ của bạn nghỉ hưu không.

Nhưng ly hôn không nhất thiết phải đắt đỏ
Nếu vợ chồng bạn có thể tự dàn xếp vụ ly hôn và tự lo liệu thủ tục, các bạn sẽ không phải tốn quá nhiều tiền – chỉ cần chia nhau 50/50 cho khoản phí 30 phút nhờ luật sư xem qua thỏa thuận của các bạn. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp hy hữu: hiếm có ca ly hôn nào đơn giản đến vậy.

Đây là cơ hội để bạn có một khởi đầu mới
Không, đời không chấm dứt khi bạn ly hôn. Trên thực tế, nhiều người xem đây là một khởi đầu mới. Giờ đây bạn lại là người tự do, bạn có thể làm bất cứ gì mình muốn. Kể cả khi bạn nghĩ mình là người có lỗi trong sự đổ vỡ này, hoặc bạn xấu hổ vì cách hành xử của mình trong quá trình ly hôn, thì đây vẫn là cơ hội để bạn có những thay đổi tích cực trong đời mình. Biết đâu cuộc ly hôn này lại là may mắn đối với bạn, một may mắn mà nhiều người chối bỏ vì họ giận dữ và sợ hãi. Hãy tận dụng cơ hội này để sống tốt đẹp hơn!

Xem thêm:  10 thói quen giúp củng cố sự gắn kết giữa bố mẹ và con

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ