Khoá học nails

Những điều cần cân nhắc khi cho thú cưng đi máy bay

Đi máy bay cùng thú cưng có thể gây căng thẳng cho cả người nuôi lẫn vật nuôi. Hầu hết các hãng hàng không cho phép một số loài thú nhỏ ở trong khoang hành khách với chủ, trong khi những con chó con mèo to hơn được xem như hàng vận chuyển, thường phải ở trong tầng chứa hành lý, nơi có áp suất lớn.

 - baogiadinh.vn

Bay trong khoang hành lý không phải lúc nào cũng tốt cho thú cưng. Vừa qua, cộng đồng xôn xao vì cái chết của một chú thỏ khổng lồ nổi tiếng sau khi được vận chuyển trên chuyến bay của hãng United Airlines từ London đến Chicago. Hãng hàng không này là hãng có nhiều trường hợp vận chuyển thú vật bị chết nhất, với 53 ca trong suốt 5 năm qua.

Di chuyển bằng máy bay – dù với bất kỳ hãng nào – đều là một trải nghiệm nguy hiểm với động vật. Từ năm 2021 đến 2021, trung bình có 26 trường hợp thú cưng bị chết trong các chuyến bay thương mại hàng năm. Năm 2021, có tổng cộng 26 ca tử vong và 22 ca chấn thương ở các “hành khách” là thú cưng khi đi máy bay.

Chấn thương ở thú cưng khi bay chủ yếu đến từ việc chúng cắn hoặc cào vào cũi nhốt trong lúc di chuyển; và các báo cáo tử vong ghi nhận rằng thú cưng “khó thở”, “bất tỉnh” hoặc đơn giản là “được phát hiện tử vong” trong lúc hạ cánh. Phần lớn các xét nghiệm tử thi cho biết “trụy tim” là nguyên nhân phổ biến gây chết vật nuôi.

Xem thêm:  5 mẹo trong “chuyện ấy” thường được các bác sĩ phụ khoa chia sẻ cho bệnh nhân của họ

Nguy cơ tử vong sẽ càng cao hơn với những giống thú có mũi ngắn như chó bulldog hoặc pug, do chúng sẽ càng thở khó khăn hơn trong tình trạng khí ô-xy sụt giảm và nhiệt độ cao khi bay.

Để chuẩn bị cho quá trình bay, thú cưng sẽ được cho vào những cái chuồng và đưa vào trong khu vực để hàng hóa bên dưới khoang hành khách. Thú cưng thường được đi cùng chuyến bay với chủ, nhưng đôi khi lịch trình cũng đòi hỏi thú cưng phải bay trên một chuyến bay khác. Khoang hành lý thường tối và ồn, cùng với nhiệt độ và áp suất không khí tăng giảm thất thường.

Hầu hết các hãng hàng không đều có quy định về thời gian và nhiệt độ khi vận chuyển động vật máu nóng. Ví dụ, American Airlines không cho phép vận chuyển thú nuôi nếu nhiệt độ trên 85 hoặc dưới 45 độ F tại bất cứ thời điểm nào trong hành trình. Nhiệt độ tối thiểu ở hãng Delta là 10 độ F, còn hãng Alaska không cho phép chở vật nuôi bằng máy bay khi trời quá nóng hoặc quá lạnh. Với những giống vật nuôi nhạy cảm hơn, như chó bulldog hoặc chó pug, sẽ có những quy định nghiêm ngặt hơn: hãng United không cho phép chở những loài này trong suốt các tháng Hè.

Thông thường, người ta cấm vận chuyển thú nuôi bằng máy bay trong những chuyến bay dài hơn 12 giờ.

Xem thêm:  Không cần uống thuốc bổ sung – sau đây là 7 thực phẩm tự nhiên giúp thúc đẩy collagen trong cơ thể

Vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ, việc cho thú nuôi ở trong khoang hành lý là việc nên hạn chế tối đa nếu có thể. Khi nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ, thú nuôi phải đối mặt với nhiều nguy cơ không đáng có. Tuy hiện nay chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ về nguy nhân gây ra những cái chết của thú nuôi khi đi máy bay, nhưng các chuyên gia nói rằng đó có thể là do căng thẳng khi phải chờ đợi trên băng chuyền, công với những thay đổi không thuận lợi về nhiệt độ và áp suất trên đường băng và trong khoang hành lý.

Hiệp hội Nhân đạo (Humane Society) khuyên rằng các bạn nên lái xe chở thú cưng đi hoặc là để thú cưng ở lại nhà mỗi khi bạn lên đường đi chơi. Nếu phải bay cùng thú cưng, hãy đem nó lên khoang hành khách cùng bạn nếu có thể. Hoặc chọn một dịch vụ vận chuyển thú cưng (pet shipping service) đáng tin cậy dành cho những chú chó và mèo lớn. Nếu bạn buộc phải cho thú cưng vào khoang hành lý, hãy cho nó làm quen với cái chuồng vận chuyển (travel kennel) của nó vài tuần trước chuyến đi, cho nhân viên phi hành đoàn biết là vật nuôi của bạn đang ở trong khoang hành lý và tránh cho thú cưng dùng thuốc an thần trước khi đi, vì thuốc có thể phản tác dụng ở độ cao của máy bay.

Xem thêm:  Các bước chăm sóc nhà cửa luôn gọn gàng

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ ,