Làm đẹp, Tin tức

Những góc khuất ngành nghề nail mà ích người biết tới

Những góc khuất ngành nghề nail mà ích người biết tới

Những góc khuất ngành nghề nail mà ích người biết tới: Nghề làm nail là một nghề đã trở thành “cứu cánh” cho rất nhiều người Việt ở châu Âu. Tại Anh Quốc, rất nhiều thợ nail đều là lao động trẻ đến từ Việt Nam. Người nước ngoài rất thích thợ nail Việt vì sự chăm chỉ, tỉ mỉ và thân thiện của họ. Nó đã thực sự trở thành một cơ hội giúp cho rất nhiều người có được mức thu nhập khá và cuộc sống ổn định, thế nhưng cũng có 1 số trường hợp người lao động không được trả lương đầy đủ, thậm chí bị bóc lột và đe dọa như những “nô lệ thời hiện đại”. Cùng congdongnails.com tìm hiểu những góc khuất ngành nghề nail mà ích người biết tới trong bài viết này.

Những góc khuất ngành nghề nail mà ích người biết tới

Thời gian làm việc là không cố định

Nghề nail đúng là ngành nghề dễ kiếm việc vì nhu cầu làm đẹp của con người là vô cùng cao, đặc biệt là trên đất Mỹ. Bằng cấp của ngành nail cũng không đòi hỏi quá khắc khe, bên cạnh đó thợ nail có thể kiếm được tiền nhiều tùy vào tay nghề và dựa vào tiền tips mà khách đã trả cho thợ.

Tuy nhiên, bản chất của ngành nails là một ngành dịch vụ cho nên thời gian làm việc sẽ là không cố định. Khác với những ngành nghề hành chính, chỉ là 8 tiếng một ngày, nếu bạn tăng ca sẽ được trả lương gấp đôi cho khoảng thời gian đó thì với ngành nail, việc bạn phải làm từ 10 đến 12 tiếng một ngày là chuyện mà rất nhiều thợ nail phải trải qua.

Với những trường hợp dù đã gần đến giờ đóng cửa nhưng khách lại yêu cầu thực hiện dịch vụ làm móng, bạn vẫn phải làm thêm để khiến khách hàng hài lòng. Khách hàng thường tìm đến các nail salon sau giờ hành chính, đây cũng là thời gian khách hàng rảnh rỗi nhất trong ngày, cần tìm đến một nơi để thư giãn thì thợ nail lại phải đánh đổi sức khỏe của mình để thực hiện công việc. Bởi lẽ họ phải thức khuya hơn, làm việc nhiều hơn vào ban đêm thay vì làm việc giờ hành chính.

Những góc khuất ngành nghề nail mà ích người biết tới

Chấp nhận đánh đổi cuộc sống cá nhân

Cuối tuần cũng là khoảng thời gian nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần cho một tuần làm việc mệt nhoài nên lượng khách tìm đến nail salon cũng sẽ tăng đáng kể. Nhưng đối với thợ Nail, đây chính là thời điểm vàng để kiếm tiền cho mình, nên nhiều người sẽ chấp nhận điều này. Đây cũng là góc khuất của ngành nails dù có lẽ ai cũng ý thức được điều này. Do vậy, thợ nail sẽ không được nghỉ làm vào cuối tuần, họ chỉ có thể 1 ngày khác trong tuần.

Thời gian cuối tuần thường là thời gian tất cả mọi người dành cho gia đình và con cái, hoặc sẽ là thời gian dành cho bản thân đi thư giãn, relax, đi du lịch ngắn ngày. Đối với thợ nail, thời gian cuối tuần sẽ chính là thời gian bận rộn nhất vì lúc này khách hàng sẽ rất đông, thực hiện rất nhiều dịch vụ để đáp ứng nhu cầu làm đẹp của bản thân. Do đó nếu thợ nail là người đã có gia đình thì họ buộc phải chấp nhận việc từ bỏ quỹ thời gian đó để đi làm, kiếm thêm thu nhập cho bản thân.

Xem thêm:  Mỹ Phẩm Thuần Chay là Gì? Bí Quyết Chăm Sóc Da Đẹp Tự Nhiên và Đồng Thời Bảo Vệ Môi Trường

Đối với nhiều người, vì để có thể kiếm thêm tiền trang trải cho cuộc sống tốt hơn, họ bất chấp làm thêm giờ, tăng ca mỗi ngày để có thể nhận lương cao hơn, đồng nghĩa với việc nhận được nhiều tiền tips hơn.

Những góc khuất ngành nghề nail mà ích người biết tới

Áp lực công việc trong ngành nghề nail

Như những ngành nghề khác, góc khuất ngành nails đó là có tính cạnh tranh rất lớn, yêu cầu cả chủ tiệm nail và thợ nail cần tiến bộ, phát triển hơn mỗi ngày.

  • Áp lực từ công việc

Làm việc với cường độ cao: Thợ nail thường phải làm việc nhiều giờ, đặc biệt là vào những dịp cuối tuần và lễ Tết để đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng. Việc đứng liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như đau nhức chân tay, mỏi lưng, và thậm chí là các bệnh về xương khớp.

Áp lực về thời gian: Việc hoàn thành các dịch vụ nail đúng hẹn và đảm bảo chất lượng là một trong những áp lực lớn nhất đối với thợ nail. Khách hàng thường mong muốn có được bộ móng đẹp và hoàn hảo trong thời gian ngắn, đòi hỏi thợ nail phải có kỹ năng tốt và khả năng tập trung cao độ.

Yêu cầu về kỹ thuật: Ngành nail luôn có những xu hướng mới mẻ và đòi hỏi thợ nail phải không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức, kỹ năng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc theo kịp xu hướng cũng đồng nghĩa với việc thợ nail phải chịu áp lực học tập và rèn luyện bản thân liên tục.

Môi trường làm việc: Hít thở hóa chất thường xuyên từ sơn móng tay, dung môi tẩy rửa và các sản phẩm nail khác có thể gây hại cho sức khỏe của thợ nail, đặc biệt là về hệ hô hấp và da liễu.

Những góc khuất ngành nghề nail mà ích người biết tới

  • Áp lực từ khách hàng

Khách hàng khó tính: Trong ngành dịch vụ, việc giao tiếp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng dễ tính và thợ nail có thể phải đối mặt với những khách hàng khó tính, hay phàn nàn, thậm chí là xúc phạm.

Yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ: Khách hàng luôn mong muốn có được dịch vụ tốt nhất với mức giá hợp lý. Việc đáp ứng được những yêu cầu cao này đòi hỏi thợ nail phải có tay nghề cao, thái độ phục vụ chuyên nghiệp và khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả.
Cạnh tranh: Ngành nail ngày càng trở nên phổ biến và cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi thợ nail phải luôn nỗ lực để thu hút và giữ chân khách hàng. Việc cạnh tranh này có thể dẫn đến áp lực về giá cả và chất lượng dịch vụ.

  • Áp lực từ bản thân
Xem thêm:  Có nên sài sản phẩm khử mùi khi chăm sóc cơ thể hay không?

Mức thu nhập: Mức thu nhập của thợ nail có thể dao động tùy theo tay nghề, kinh nghiệm và địa điểm làm việc. Tuy nhiên, nhìn chung, thu nhập của thợ nail không phải lúc nào cũng ổn định và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như khách hàng, thời điểm trong năm, v.v.

Tương lai nghề nghiệp: Ngành nail có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của công nghệ và xu hướng thị trường. Việc đảm bảo sự ổn định và phát triển trong tương lai đòi hỏi thợ nail phải không ngừng học hỏi và nâng cao tay nghề.

  • Áp lực được tạo ra giữa thợ và khách

Với những tiệm nail có tiếng, lượng khách đông thì sẽ bị áp lực về mặt thời gian, buộc thợ nail phải thực hiện cho khách trong khoảng thời gian đủ ngắn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng. Với việc tính toán thời gian thực hiện nhiệm vụ như vậy, thợ nail mới có thể cân nhắc được việc mình đáp ứng được bao nhiêu khách và bao nhiêu dịch vụ làm nail.

Khi khách hàng quá tải, thợ nail sẽ có thể bị cuốn vào công việc nên sẽ có thể quên mất thời gian ăn uống, vệ sinh cá nhân, từ đó dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Trong trường hợp gặp phải những khách hàng khó tính, họ sẽ không thích việc thợ nail di chuyển quá lâu cho việc cá nhân. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người sau khi thực hiện dịch vị làm nail, nail art nhưng cảm thấy không hài lòng, yêu cầu thợ nail làm lại, chỉnh sửa cũng khiến cho thời gian làm nail bị kéo dài đáng kể và lúc này thợ nail cũng phải có tính nhẫn nại, họ phải thay đổi để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

  • Áp lực giữa thợ và thợ

Mối quan hệ giữa những thợ nail không chỉ là đồng nghiệp mà còn là đối thủ. Có một áp lực không nhỏ đang đè nặng lên vai của các thợ nail, khi họ phải chiến đấu không chỉ để giành được số lượng khách, mà còn để tranh giành sự ưu ái từ phía khách hàng và dịch vụ mà khách hàng đã lựa chọn trước đó. Môi trường làm việc trở nên căng thẳng và đầy cạnh tranh, đẩy thợ làm đẹp vào cuộc đua không có điểm dừng.

Áp lực từ đối thủ không chỉ khơi dậy sự cạnh tranh, mà còn thúc đẩy các thợ làm đẹp không ngừng hoàn thiện bản thân. Họ phải luôn cập nhật những xu hướng mới nhất, học hỏi từng ngày để không bị tụt lại phía sau. Những kỹ năng mới và dịch vụ sáng tạo sẽ giúp thợ thu hút và giữ chân khách hàng. Một thợ giỏi không chỉ biết làm đẹp cho khách hàng, mà còn biết cách xây dựng một mối quan hệ tin cậy và thân thiện.

Xem thêm:  Trang điểm mặt có khó như mọi người nghĩ? Có những bước trang điểm nào?

Những góc khuất ngành nghề nail mà ích người biết tới

  • Vấn đề xảy ra giữa thợ và chủ

Trong nhiều trường hợp, có sự phân biệt và thiên vị từ phía chủ tiệm, tạo nên một tình hình áp lực đối với thợ. Một trong những áp lực chính đối với thợ là sự chèn ép từ chủ tiệm về mục tiêu doanh số. Chủ tiệm thường đặt mục tiêu cao về doanh số và lợi nhuận, và thợ phải đáp ứng được những yêu cầu này.

Điển hình hơn đó là thợ cũng có thể gặp phải sự thiên vị trong việc phân chia công việc và khách hàng từ chủ tiệm. Có thể chủ tiệm ưu tiên gửi những khách hàng có giá trị cao hoặc công việc khó cho một số thợ ưa thích, trong khi các thợ khác phải làm những công việc đơn giản hoặc phục vụ những khách hàng ít có giá trị hơn.

Với những tiệm nail không đông khách, áp lực đó được đè lên vai của cả chủ tiệm và cả thợ vì lúc này thu nhập của cả hai đều sẽ không ổn định. Vô tình trở thành gánh nặng cho hành trình kiếm thu nhập để lo cho cuộc sống.

  • Chế độ bảo hiểm cho thợ là khá ít

Trong ngành làm đẹp, nhiều thợ nail không được hưởng chế độ an sinh xã hội hoặc chế độ lương hưu. Điều này tạo ra một áp lực lớn và thách thức khi họ phải tự lực cánh sinh và chịu trách nhiệm chăm sóc cho cuộc sống của mình trong tương lai.

Vì không có chế độ lương hưu, việc tích lũy tiền và đầu tư vào tương lai trở thành một ưu tiên cấp bách đối với thợ nail. Để đảm bảo cuộc sống ổn định và tài chính sau này, thợ phải cố gắng làm việc càng nhiều để có thể tiết kiệm và tích luỹ được tiền.

Không có sự hỗ trợ từ chủ tiệm hoặc chế độ an sinh xã hội, họ phải đặt mục tiêu và tự quản lý tài chính một cách tỉ mỉ. Họ phải biết cân nhắc giữa chi tiêu hàng ngày và việc đầu tư vào tương lai. Đôi khi, điều này có thể yêu cầu thợ làm đẹp làm việc cả ngày lẫn đêm hoặc tìm kiếm các cơ hội làm thêm để tăng thu nhập.

Kết luận

Việc thợ nail phải đánh đổi nhiều để kiếm tiền có thể ảnh hưởng đến tương lai và sức khỏe của họ. Mặc dù công việc có thể mang lại thu nhập ổn định, nhưng cũng có những rủi ro và tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Tham khảo: