Khoá học nails

Phép thử cho mối quan hệ: Nên đi hay nên ở?

Không có người hoàn hảo. Khi bước vào quan hệ tình cảm với một ai đó, theo thời gian bạn sẽ nhận ra những khiếm khuyết của anh/cô ấy.

 - baogiadinh.vn

Ảnh: Internet

Chàng liếc trộm cô nàng tóc vàng ở bàn bên trong nhà hàng. Nàng ăn nhiều. Chàng ngủ ngáy. Nàng đi ngủ mà không đánh răng.Chàng mất tới hai mươi phút mỗi sáng để rửa mặt. Nàng bỏ quên miếng băng vệ sinh trong nhà tắm. Chàng không thích bộ phim mà bạn thích. Nàng không thích món ăn mà chàng thích. Chàng thú nhận thời gian đầu làm quen với nàng chàng chỉ giả vờ thích mèo. Nàng “chỉ đạo” cách ăn mặc của chàng. Và nhiều thứ khác.

Nhưng do đã bỏ nhiều công sức xây dựng mối quan hệ, bạn không muốn liều lĩnh đánh mất người mà trong thời gian đầu tìm hiểu, bạn tin rằng họ là “nửa kia” hoàn hảo của mình. Bạn sợ gây trục trặc cho mối quan hệ hiện tại của mình.

Những nỗi sợ này gây ra những hành vi thiếu lành mạnh sau đây:

• Sợ làm mất lòng bạn đời và tự gây cho mình áp lực phải đồng ý và làm theo ý kiến của bạn đời
• Có khuynh hướng nhún nhường và đè nén bản thân
• Ngại đối đầu kể cả khi những nguyên tắc của bạn bị thách thức
• Không dám vạch ra giới hạn vì sợ làm mất lòng bạn đời, sợ bạn đời xa lánh

Xem thêm:  5 giai đoạn của tình yêu

Dù những hành vi này có vẻ hợp lý khi hai bạn mới quen nhau (do chúng làm dịu đi những gồ ghề lúc đầu trong mối quan hệ), nhưng chúng lại thiếu khôn ngoan về lâu về dài, vì chúng khiến các bạn không có cái nhìn đúng về nhau, từ đó mất khả năng định hướng bản thân trong mối quan hệ, và cuối cùng là gây thiệt hại cho mối quan hệ.

Và giữa những hỗn loạn đó, những trăn trở nổi lên: Anh/Cô ấy có phải người dành cho bạn? Hai bạn có thể hạnh phúc bên nhau? Làm sao để bạn biết được câu trả lời?

Để tìm câu trả lời, có thể bạn sẽ dành nhiều phép thử cho đối tượng. Nhưng không phải phép thử nào cũng đáng tin cậy.

Sau đây là 10 phép thử thường được dùng nhưng không phải lúc nào cũng cho kết quả đúng:

1. Anh/Cô ấy luôn nói anh/cô ấy yêu bạn. (Không phải điều gì được nói cũng là thật.)

2. Anh/Cô ấy nói anh/cô ấy chấp nhận toàn bộ con người thật của bạn. (Có thể anh/cô ấy muốn bạn có một vài thay đổi – phần lớn chúng ta đều vậy.)

3. Các bạn luôn làm lành với nhau trong phòng ngủ. (Tình dục không làm nảy sinh sự thân mật; mà sự thân mật làm nảy sinh tình dục.)

4. Các bạn không bao giờ cãi nhau. (Mọi cặp đôi đều có những bất đồng.)

Xem thêm:  5 lý do những phụ nữ tốt nhất thường khó tìm thấy tình yêu nhất

5. Anh/Cô ấy đối tốt với bố mẹ bạn. (Đó có thể là đóng kịch.)

6. Anh/Cô ấy đối tốt với các con của bạn. (Đó có thể là đóng kịch.)

7. Các bạn có thể trò chuyện với nhau cả ngày mà không hết chuyện. (Có thể các đề tài mà các bạn nói tới không phải những đề tài quan trọng.)

8. Anh/Cô ấy là ưu tiên cho những nhu cầu của bạn. (Không ai là thánh, rất có thể rồi bạn đời của bạn sẽ thấy ấm ức.)

9. Các bạn có cùng mọi sở thích. (Cuộc sống chung sẽ nhàm chán nếu không ai trong hai bạn theo đuổi những sở thích riêng và đưa nhau vượt khỏi vòng an toàn của mỗi người.)

10. Anh/Cô ấy nói các bạn là tri kỷ và bạn là “nửa kia” hoàn hảo của anh/cô ấy. (Nếu điều này là đúng, anh/cô ấy không cần phải thuyết phục bạn tin vào nó.)

Và đây là một bài kiểm tra đáng tin cậy hơn:

Bạn đời của bạn đối xử với bạn ra sao khi bạn có lỗi?
Khi bạn nói hoặc làm sai điều gì đó, anh/cô ấy có nhảy dựng lên, chỉ tay năm ngón, công kích bạn, phơi bày cái sai của bạn, hả hê vì mình đúng, vui mừng khi bạn bị đánh bại, lấy làm hài lòng về bản thân vì khôn hơn bạn, và vênh váo vì mình đúng?

Hay anh/cô ấy vẫn tôn trọng bạn, nhẹ nhàng chỉ ra những thiếu sót của bạn một cách công bằng, cố gắng giúp bạn thấy những cái chưa chính xác trong suy nghĩ của bạn, rộng lượng tha thứ và cảm thông bạn, xem cuộc trò chuyện giữa hai bạn như một cơ hội học hỏi chứ không phải mà màn đấu trí, và sử dụng kỹ năng giao tiếp không phải để làm bạn rơi vào thế yếu mà để củng cố mối quan hệ giữa cả hai?

Xem thêm:  5 biểu hiện của tình yêu vô điều kiện

Đây có thể là phép thử đáng tin cậy nhất. Vì suy cho cùng, tất cả chúng ta ai cũng có lúc phạm lỗi. Và khi đó, chẳng ai muốn mình bị khinh thường, trù dập. Chúng ta hầu như ai cũng muốn được tôn trọng và được đối xử công bằng.

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ