Khoá học nails

Ứng phó với nạn quấy rối tình dục ở chỗ làm

 - baogiadinh.vnẢnh: Internet

Quấy rối tình dục (sexual harassment) ở chỗ làm có thể có nhiều dạng. Có thể ai đó sẽ cố ý tìm cách có những đụng chạm thân thể quá mức với bạn – như ôm, hôn, xoa, vuốt, thậm chí là bóp,… Họ có thể là người liên tục hỏi xin số điện thoại của bạn, liên tục nài nỉ bạn đi ăn tối cùng họ, v.v…

Nhưng cũng có những hình thức quấy rối tình dục mà trong đó kẻ quấy rối không nhận ra những việc mình làm có khả năng khiến bạn thấy khó chịu. Đôi khi một khách hàng hay một cộng sự khen bạn hấp dẫn mỗi khi gặp mặt bạn không hẳn là vì họ có ý bất chính với bạn; nhưng nếu những lời nhận xét của họ khiến bạn thấy khó chịu, bạn có thể yêu cầu họ dừng lại.

Sau đây là một số việc bạn có thể làm để ứng phó với nạn quấy rối tình dục ở chỗ làm:

Vô hiệu hóa trò quấy rối
1.) Tránh những lời mời gọi có ẩn ý. Cách bạn tương tác với người khác sẽ ảnh hưởng đến cách họ tương tác với bạn. Nếu bạn tỏ vẻ lả lơi, có thể họ sẽ lả lơi với bạn. Vì thế, nếu bạn muốn họ có những hành vi và lời nói đúng mực với mình, hãy cư xử đúng mực với họ.

2.) Đưa ra giới hạn rõ ràng. Ngay từ đầu, nếu bạn không chịu được một vị khách hay một cộng sự nào đó khi họ có hành vi hoặc lời nói không phải phép với bạn, đừng tỏ vẻ hưởng ứng những trò đùa, câu nói hay sự đụng chạm nào đó không phù hợp từ họ. Nếu không, khi bạn tỏ ra giãy nãy rằng bạn kinh tởm họ và không muốn tiếp xúc với họ nữa, họ sẽ sửng sốt vì trước đó bạn còn tỏ ra “bình thường” hoặc “hưởng ứng” những trò của họ. Quấy rối tình dục là điều không thể chấp nhận được ở nơi làm việc, và không thể được xem như một phần của công việc chăm sóc khách hàng. Bạn không có nghĩa vụ phải “chìu chuộng” khách hay cộng sự theo kiểu này; và nếu chủ salon có yêu cầu bạn lả lơi hơn để được khách cho nhiều tiền hơn, thì chủ salon đã sai trái. Bất cứ động thái không phù hợp nào xảy ra với bạn, bạn cần phải từ chối thẳng thừng.

3.) Đừng trả lời những câu hỏi mang tính riêng tư, đừng chủ động cung cấp thông tin cá nhân, và đừng dung túng cho những cuộc đối thoại thiếu phù hợp
“Cô có người yêu hoặc có chồng chưa?” “Tôi cá là cô thích mấy trò quái gở trên giường lắm, đúng không?” “Cuối cùng chúng tôi làm ‘chuyện ấy’ trong xe hơi tại bãi đậu xe nhà thờ. Cô thì sao? Nơi nào là nơi lạ lùng nhất mà cô từng làm ‘chuyện ấy’?”… Nếu đây là những nội dung của một cuộc trò chuyện vô tư và thoải mái giữa bạn và một người bạn thân thì không sao, nhưng nếu một khách hàng, cộng sự hay sếp tọc mạch vào đời sống riêng tư của bạn theo cách khiến bạn thấy không thoải mái, đừng trả lời những câu hỏi này mà hãy lập tức từ chối việc để cho cuộc đối thoại đó tiếp tục.

Xem thêm:  Những lợi ích sức khỏe của việc nuôi chó

Từ chối kẻ quấy rối
1.) Ngừng việc bạn đang làm và yêu cầu kẻ quấy rối nhìn thẳng vào bạn. Đừng cố gắng duy trì đối thoại trong lúc bạn làm việc, và đừng nói chuyện với họ qua một chiếc gương. Hãy bảo đảm ra họ đang tập trung nhìn bạn. Giao tiếp bằng mắt là quan trọng.

2.) Dứt khoát và thẳng thắn. Đừng e thẹn hoăc biến cuộc đối thoại của bạn thành một trò giỡn hớt. Trong tình huống này, bạn cần cương quyết và tự tin. Một khi khách hàng đối mặt với bạn, hãy nói những gì bạn cần nói – không hơn không kém. Đừng xin lỗi. Bạn là người bị hại; bạn không phải là người cần nói lời xin lỗi.

3.) Đừng nhún nhường hoặc để cho kẻ quấy rối gạt bỏ nỗ lực của bạn. “Khen cô thôi mà cũng không được sao?” “Có gì to tát đâu. Thư giãn đi.” “Bình tĩnh. Cô đang làm quá đấy.” Đừng bao giờ để kẻ quấy rối lật ngược tình thế với bạn. Bạn không làm gì sai. Họ mới là người sai. Bạn là một nhân viên đang ở nơi làm việc. Bạn không ở đó để bị chọc ghẹo.

4.) Đừng nói về cảm xúc của bạn. Đừng để xúc cảm chi phối khi bạn trò chuyện với khách hàng/cộng sự/sếp vì mục đích công việc. Tránh những câu như: “Khi anh/chị nói vậy, tôi cảm thấy…”, “Tôi bực mình khi anh/chị…”, “Anh/Chị khiến tôi cảm thấy không thoải mái khi…”, v.v… Một câu nói thẳng thắn: “Những nhận xét/hành vi đó không phù hợp và không được chào đón. Nếu anh/chị không dừng lại, ” (“Those comments/behaviors are inappropriate and unappreciated. If you don’t stop, ”).

5.) Sự từ chối của bạn là đủ. Không là không. Bạn không cần giải thích. Đừng tự nguyện giải thích hoặc tìm lý do giải thích theo yêu cầu của kẻ quấy rối. Tình trạng mối quan hệ của bạn (đã kết hôn/có người yêu) và thị hiếu tình dục của bạn (đồng tính/dị tính) không phải chuyện họ cần biết. Bạn không có hứng thú. Bạn không chấp nhận hành vi đó. Đó là tất cả những gì họ cần biết.

6.) Đối đáp với họ. Hãy yêu cầu kẻ quấy rối dừng lại, nói cho họ biết những hậu quả có thể có, và nếu họ không chịu dừng lại, hãy làm như những gì bạn cảnh báo họ.

Sau đây là một số câu bạn có thể nói với kẻ quấy rối:

Với khách hàng: “Đủ rồi. Những nhận xét/hành vi của anh/chị là không phù hợp và không được đón nhận. Nếu anh/chị không dừng lại, anh/chị sẽ phải rời đi.” (“That’s enough. Your comments/behaviors are inappropriate and unappreciated. If you don’t stop, you will need to leave.”)

Xem thêm:  Chuẩn bị các kỹ năng cho con vào đại học: 5 soft skills quan trọng mỗi sinh viên cần có

Với cộng sự: “Tôi sẽ không chấp nhận những nhận xét/hành vi của anh/chị nữa. Nếu anh/chị còn tiếp tục, tôi sẽ chính thức khiếu nại với sếp/chủ.” (“I won’t tolerate your comments/behaviors any longer. If you continue, I will file an official complaint with the manager/owner.”)

Với cấp trên/chủ thuê mướn: “Những nhận xét/hành vi của ông/bà là xúc phạm, thiếu chuyên nghiệp, và không được chào đón. Đó là sự vi phạm quyền công dân của tôi và tôi sẽ không bỏ qua. Nếu ông/bà không dừng lại, tôi sẽ khiếu nại lên EEOC.” (“Your comments/behaviors are offensive, unprofessional, and unwelcome. It’s a violation of my civil rights and I won’t tolerate it. If you don’t stop, I will file a complaint with the EEOC.”)

Khi nói những câu này, bạn cần giữ giọng nói, tư thế, vẻ mặt cương quyết, nghiêm nghị, tự tin; và duy trì giao tiếp bằng mắt với kẻ quấy rối.

Khi kẻ quấy rối là cấp trên hoặc đồng nghiệp của bạn

Có hai loại quấy rối tại chỗ làm:
Đổi chác (quid pro quo): Kẻ quấy rối muốn bạn làm theo ý hắn để đổi lại những thăng tiến trong công việc, hoặc đe dọa sẽ có hậu quả trong sự nghiệp của bạn (như bị đuổi việc,… ) nếu bạn từ chối y.

Môi trường làm việc thù địch (hostile work environment): Hành vi quấy rối của cấp trên hoặc đồng nghiệp làm gián đoạn hiệu quả công việc của bạn và tạo một môi trường khiến bạn không thoải mái.

Sau khi khước từ sự quấy rối của họ, bạn cần làm các việc sau:

1.) Ghi chép lại. Hãy ghi chép lại mọi thứ một cách chi tiết. Viết xuống ngày và giờ, những điều hai bên đã nói hoặc làm, và nơi sự cố xảy ra. Đồng thời, hãy liệt kê những người có mặt và cách ứng phó của bạn.

2.) Trình báo với cấp trên. Nếu kẻ quấy rối là một cộng sự và nói chuyện trực tiếp với họ không khiến họ ngưng hành vi đó lại, hãy trực tiếp đến gặp một vị sếp hoặc chủ salon. Kể cho họ nghe về (những) cuộc đối thoại bạn đã có với kẻ quấy rối, trình bày với họ rằng bạn muốn tình trạng này phải chấm dứt, vì lời nói của một mình bạn không cho hiệu quả như mong muốn.

Bạn có thể nói câu này: “Tôi đang bị người này quấy rối tình dục. Tôi đã nói chuyện với họ về việc đó, và tôi có yêu cầu họ dừng lại. Họ không chịu dừng và làm gián đoạn ngày làm việc và môi trường làm việc của tôi. Theo pháp luật, ông/bà có trách nhiệm của chủ doanh nghiệp là phải chấm dứt việc quấy rối này. Nếu ông/bà không làm được, tôi sẽ kiện lên EEOC và để họ xử lý vụ việc” (“I am being sexually harassed by this person. I have had a discussion with them about it, during which I told them to stop. They have not and continue to disrupt my work day and my work environment. Legally, it is your responsibility as the company owner to end this harassment. If you fail to do so, I will file a complaint with the EEOC and let them handle it”).

Xem thêm:  20 mẫu “change the date” cards dùng để thông báo hoãn đám cưới

Nếu kẻ quấy rối là cấp trên của bạn và việc nói chuyện trực tiếp với họ không cho kết quả, hãy thực hiện bước sau:

3.) Đệ đơn khiếu nại lên EEOC. Bạn không cần phải có luật sư và cũng không cần tốn nhiều tiền. Chỉ cần vào website của EEOC và làm theo các chỉ dẫn điền đơn khiếu nại trên đó. Nếu có gì thắc mắc liên quan đến khiếu nại, bạn có thể liên lạc với EEOC qua điện thoại và nói chuyện với một tư vấn viên (counselor) để họ tư vấn thêm cho bạn.

Khi nào cần gọi cảnh sát
Định nghĩa về quấy rối tình dục ở mỗi nơi thường khác nhau. Hành vi này ở chỗ làm có thể gây không thoải mái, xấu hổ, và tệ nhất là khiến nạn nhân sợ hãi. Nhưng định nghĩa về đeo bám (stalking) lại khá cụ thể và đeo bám sẽ khiến nỗi sợ của nạn nhân đạt mức độ cực điểm. Nếu là nạn nhân của một số hành vi sau đây, bạn có thể liên hệ ngay với cảnh sát:
• Đe dọa (threats),
• Đeo bám liên tục (persistent pursuit) như đi theo, chờ cho nạn nhân đến địa điểm nào đó, tìm đến nhà hoặc nơi làm việc của nạn nhân
• Đối thoại về tình dục mà không có sự đồng thuận (non-consensual communication) như gọi điện, gửi tin nhắn, email, tặng quà, liên hệ qua mạng xã hội (calls, texts, emails, gifts, social media contact).

Kẻ đeo bám cũng có thể quấy rối bạn bè và người thân của nạn nhân. Một số kẻ còn tìm đủ một cách để đưa chính mình vào cuộc sống của nạn nhân.

Nếu bạn bị quấy rối tới mức lo lắng, căng thẳng, hoặc buồn phiền, bạn cần lên tiếng.

• Hãy kể cho người thân, bạn bè, người làm việc chung, và nếu bạn có con cái, hãy nói về việc này cho bất cứ ai đang trông nom chúng (nhà trường, người trông trẻ, v.v… ).
• Nộp đơn trình báo cảnh sát và đề nghị có lệnh bảo vệ (protective order)
• Ghi chép chi tiết về mọi việc
• Lưu lại nhật ký cuộc gọi, tin nhắn, email, quà tặng và thư thoại (voicemails) bạn nhận được từ kẻ quấy rối.

Các biện pháp phòng vệ:
• Luôn giữ điện thoại di động bên mình.
• Trang bị chai xịt tiêu cay (pepper spray) và còi báo động (loud personal safety alarm.
• Đậu xe gần xe các cộng sự của bạn và thu xếp để đi ra cùng họ khi tan giờ làm.

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ