Khoá học nails

20 biểu hiện của một người bạn đời thích kiểm soát

Một người có ý đồ kiểm soát bạn đời thường có một số trong những dấu hiệu sau đây:

Up Vietbeauty Ban Doi Kiem Soat - baogiadinh.vnẢnh: Studio-Dee / Pixabay

1. Cô lập bạn đời khỏi bạn bè và người thân
Đây là chiêu thức nhiều người sử dụng để kiểm soát bạn đời họ. Mục đích là để chặt đứt “vây cánh” của bạn đời ho, như vậy người bạn đời đó sẽ khó có thể đối đầu với họ bất cứ khi nào họ muốn “thắng”.

2. Thường xuyên chê bai, dù chỉ là chuyện vụn vặt
Lời chê bai có thể chỉ nhắm vào những chuyện vụn vặt của bạn đời, như cách anh/cô ấy ăn, mặc, nói chuyện, trang trí phòng ốc,… Do đó người bị chê ban đầu thường không đề phòng và cho qua. Nhưng nếu những lời chê bai diễn ra liên tục, nạn nhân có thể cảm thấy mình khó được bạn đời yêu, khó được bạn đời chấp nhận và tôn trọng.

3. Đe dọa rằng anh/cô ta sẽ bỏ bạn, sẽ “cắt” những “quyền lợi” của bạn, hoặc đe dọa làm hại bạn hoặc hại chính anh/cô ta
Bạn đừng nghĩ rằng cho có việc hăm dọa bị đánh, bị giết mới đáng lo ngại. Nhiều người bị bế tắc trong một mối quan hệ chỉ vì bạn đời họ dọa sẽ tự tử nếu bị họ bỏ. Một số người bị dọa sẽ mất nơi để ở, dọa không được gặp con cái, hoặc bị cắt hỗ trợ tài chính nếu họ bỏ người bạn đời đang kiểm soát/ngược đãi họ. Dù những đe dọa đó có phải lời nói thật hay không, đó cũng là một chiêu thức phổ biến của những kẻ có thói kiểm soát.

4. Biến sự quan tâm/chấp nhận/yêu/… thành hành động “có điều kiện”
Anh/Cô ta có thể sẽ nói rằng anh/cô ta chỉ yêu/ham muốn/… bạn nhiều hơn khi bạn làm điều gì đó – thí dụ như nếu bạn giảm thêm vài ký, làm thêm nhiều tiền hơn,… Thông điệp ở đây mà anh/cô ta muốn nói là: Bạn, hiện giờ, chưa đủ tốt.

5. So đo từng tí một
Một mối quan hệ lành mạnh, bền vững sẽ bao gồm hai người quan tâm và giúp đỡ nhau một cách chân thành vô tư. Họ không tính toán xem ai làm việc nhà cho ai nhiều hơn, ai chăm sóc ai nhiều hơn, ai cho ai nhiều hơn, v.v… Nhưng một người thích kiểm soát sẽ để bụng những giận hờn hay ơn huệ giữa bạn với họ và tìm cách “đòi” cho đủ. Mà như vậy thì thật là mệt mỏi!

6. Dùng guilt (cảm giác có tội) như một công cụ
Một số người tìm cách khiến cho bạn đời họ thường xuyên cảm thấy có lỗi về những thứ đang diễn ra, để nạn nhân dần dần cố gắng hết sức mình nhằm không cảm thấy có lỗi với kẻ kiểm soát nữa. Thông thường việc này có nghĩa là từ bỏ lập trường và xuôi theo ý kiến của kẻ kiểm soát.

Xem thêm:  Tuyển tập 8 Tiệm làm nail đẹp và chất lượng nhất Quảng Ngãi năm 2021

7. Bắt bạn gánh một món nợ
Đối phương có thể tặng cho bạn những món quà xa xỉ, đưa bạn đi ăn hoặc đi chơi ở những nơi sang trọng,… với ý đồ kiểm soát bạn sau này.

8. Theo dõi, lục lọi hoặc thường xuyên bắt nạn nhân khai báo
Để kiểm soát bạn đời mình, kẻ kiểm soát có thể bí mật rình mò hoặc công khai yêu cầu bạn đời phải chia sẻ mọi thứ với họ. Dù là kiểm tra điện thoại, email, lịch sử tìm kiếm trên Internet của bạn đời, họ thường thanh minh rằng vì trước đây họ từng bị lừa dối, họ khó tin tưởng người khác, hoặc nói rằng nếu người bạn đời không làm gì sai, thì anh/cô ấy sẽ không ngại cho họ xem những thứ đó. Nhưng đây là những hành vi xâm phạm quyền riêng tư trắng trợn.

9. Ghen tuông, buộc tội hoặc hoang tưởng quá mức
Một chút ghen tuông trong tình yêu có thể khiến bạn thấy thú vị vì được đối phương trân trọng và quan tâm. Nhưng khi cơn ghen trở nên quá đà và mang tính ám ảnh, đây không phải dấu hiệu tốt. Đối phương có khả năng xem mọi tương tác của bạn với người khác là “lả lơi”, cảm thấy nghi ngờ, lo lắng, đố kỵ hoặc bị đe dọa bởi nhiều người mà bạn tiếp xúc – dù rằng những quan hệ giữa bạn và những người đó là trong sáng.

10. Không tôn trọng nhu cầu được ở một mình của bạn
Anh/Cô ta có thể làm bạn cảm thấy tội lỗi những khi bạn có nhu cầu dành thời gian cho bản thân để tái phục hồi. Hoặc anh/cô ta cho rằng bạn không yêu anh/cô ta đủ nhiều nên không muốn dành nhiều thời gian ở bên anh/cô ta. Việc hai bạn có thể có nhu cầu khác nhau về thời gian ở một mình là điều bình thường. Trong một mối quan hệ lành mạnh, hai người trong cuộc sẽ biết cách giao tiếp với nhau về những nhu cầu đó để đi đến một thỏa hiệp thỏa đáng.

11. Bắt bạn “cố gắng” giành được lòng tin và những “chiếu cố” khác
Dĩ nhiên bạn sẽ tin cậy người đã hẹn hò với bạn năm năm nhiều hơn người bạn chỉ mới gặp một tháng. Nhưng một sự tin tưởng nhất định vốn sẽ tự nhiên hiện diện trong quan hệ tình cảm. Đối phương không cần phải lúc nào cũng nắm được nhất cử nhất động của bạn, hay phải biết mật khẩu email hoặc mật khẩu điện thoại của bạn,… thì mới tin tưởng bạn. Nếu anh/cô ta đòi bạn phải khai báo cho anh/cô ta tất cả mọi thứ thì bạn mới được anh/cô ta tin tưởng và đối tốt, thì mối quan hệ của hai bạn là không lành mạnh.

Xem thêm:  8 foreplay tips giúp nam giới xây dựng một đời sống tình dục hạnh phúc hơn

12. Cho rằng bạn có tội cho đến khi bạn được chứng minh là vô tội
Một người có mưu đồ thao túng có thể khiến bạn cảm thấy bạn đã làm gì đó sai thậm chí trước khi bạn nhận ra mình đã làm gì. Bạn có thể vừa bước vào cửa đã thấy anh/cô ta giận dữ về thứ gì đó anh/cô ta vừa tìm thấy/nghĩ đến/quyết định trong lúc bạn vắng mặt. Từ việc bạn cất chiếc ly yêu thích của anh/cô ta ở đâu cho đến bạn đã ăn trưa với người đồng nghiệp nào mà anh/cô ta không biết, bạn sẽ luôn bị quy chụp là có động cơ phạm tội. Đối phương làm vậy với ý đồ trừng phạt bạn theo cách nào đó, hoặc để ngăn bạn tái phạm “lỗi” đó lần nữa – nhằm giữ cho bạn hành xử theo những cách đối phương muốn.

13. Làm bạn mệt mỏi vì tranh cãi đến nỗi bạn phải chịu thua
Điều này có thể đặc biệt đúng khi người bạn đời của kẻ kiểm soát thụ động hơn họ và họ, với ý đồ kiểm soát, dễ bề giành phần thắng trong mọi bất đồng giữa hai người, chỉ vì người bị kiểm soát có bản chất né tránh xung đột hoặc đơn giản là đã quá mệt mỏi bởi chuyện đấu đá.

14. Xem thường những niềm tin bạn đã có từ lâu
Có thể là về đức tin tôn giáo, quan điểm chính trị, truyền thống văn hóa hay chuẩn mực đạo đức của bạn – thật tuyệt nếu bạn và người bạn đời có thể nói chuyện cởi mở về các vấn đề này và mở mang tầm mắt cho nhau. Nhưng khi anh/cô ta tìm cách để bạn cảm thấy mình hèn mọn, ngớ ngẩn hoặc ngu ngốc, hay họ liên tục tìm cách làm bạn đổi ý trong một niềm tin quan trọng với bạn, điều đó là không tốt. Giữ tư duy cởi mở trước những trải nghiệm mới là điều đáng hoan nghênh, nhưng một người có ý đồ kiểm soát không nghĩ về phẩm chất đó theo kiểu hai chiều, mà chỉ muốn bạn sống và nghĩ như anh/cô ta.

15. Khiến bạn cảm thấy bạn không “xứng” với họ
Đối phương có thể khiến bạn thấy như bạn không đủ đẹp, không đủ thành công so với anh/cô ta. Anh/Cô ta thậm chí còn so sánh bạn với những người yêu/bạn đời cũ của anh/cô ta với ý chê bai bạn… Thông thường, đối phương làm vậy là để bạn “biết ơn” vì được đối phương lựa chọn. Do “biết ơn”, bạn sẽ “tự nguyện” cố gắng nhiều hơn để làm đối phương hạnh phúc – một ước mơ thường gặp ở những người muốn nắm quyền “cai trị” bạn đời.

Xem thêm:  Xếp hạng 10 Địa chỉ dạy nghề nail uy tín nhất quận Đống Đa, Hà Nội năm 2021

16. Trêu chọc hoặc chễ giễu và để lại cảm xúc khó chịu
Khiếu hài hước trong một mối quan hệ sẽ chỉ tốt nếu cả hai bên đều cảm thấy trìu mến và thoải mái với nhau. Nhưng trong một mối quan hệ mang tính kiểm soát, tình trạng ngược đãi cảm xúc có thể được ẩn giấu dưới những lời nói như: “Anh chỉ nói đùa thôi, em không nên khó chịu như vậy”… Về cơ bản, đối phương không cho bạn “quyền” cảm nhận những cảm xúc của chính bạn – một chiêu thức kinh điển của những kẻ muốn kiểm soát.

17. Tình dục giữa hai bạn để lại cảm xúc khó chịu
Động thái kiểm soát còn có thể được thể hiện trong tình dục giữa hai bạn. Đôi khi bạn cảm thấy có gì đó không đúng ngay trong lúc đang “hành sự”, cũng có lúc đối phương có hành vi nào đó làm bạn thấy khó chịu sau khi làm tình. Dù là cách nào đi nữa, nếu bạn thường xuyên bị ức chế về những điều diễn ra giữa hai bạn trong quan hệ tình dục, đó là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ của cả hai có vấn đề.

18. Không thèm hoặc không thể nghe bạn thể hiện quan điểm
Khi bạn muốn nói gì đó, anh/cô ta sẽ liên tục ngắt lời, hoặc những ý kiến bạn nêu ra nhanh chóng bị bác bỏ hoặc không được tôn trọng. Đối phương thậm chí còn trách cứ bạn vì đã đưa ra một ý kiến mà anh/cô ta cho là không có giá trị.

19. Thúc ép bạn có những hành vi không lành mạnh, như lạm dụng chất gây nghiện
Tìm cách cản trở các mục tiêu tập thể dục thể thao của bạn, liên tục “dụ” bạn hút thuốc khi mà bạn đã cai, không tôn trọng quyết định chỉ uống một ly rượu của bạn mà bắt bạn uống nhiều hơn chẳng hạn,… – đây là những hành vi đối phương có thể dành cho bạn để ngăn bạn trở nên khỏe và mạnh mẽ hơn. Vì khi bạn suy yếu, họ mới dễ dàng kiểm soát.

20. Cản trở những mục tiêu nghề nghiệp hoặc học tập của bạn bằng cách khiến bạn nghi ngờ chính mình
Có thể bạn muốn thi vào trường luật, nhưng anh/cô ta nói rằng học lực của bạn không đủ tốt. Có thể bạn muốn mở một công ty riêng, nhưng bạn đời của bạn chê bai ý tưởng của bạn và làm bạn mất tự tin… Bằng cách khiến bạn hoài nghi chính năng lực của mình, đối phương lấy đi sự độc lập của bạn, làm bạn lệ thuộc vào họ nhiều hơn để phục vụ cho những mưu tính riêng của họ.

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ