Khoá học nails

7 cách cải thiện móng sọc dưa

Móng sọc dưa (nail ridges), dù là sọc ngang hay sọc dọc, có thể báo hiệu một số tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Sọc dưa dọc theo chiều dài móng là phổ biến nhất. Thông thường, tình trạng này là bình thường và có nguyên nhân do tuổi tác hoặc gien di truyền. Bất cứ ai ngoài 50 tuổi cũng có thể có móng sọc dưa khi tuổi tác tăng lên.

 - baogiadinh.vnTình trạng sọc dưa nặng đi kèm móng yếu, dễ gãy có thể là dấu hiệu của sức khỏe yếu, hấp thụ dinh dưỡng kém, hoặc thiếu sắt. Sọc dưa cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis), hoặc rối loạn tuần hoàn (circulatory disorder) hay suy thận (kidney disorder).

Sọc dưa ngang có thể là kết quả của áp lực tâm lý hoặc áp lực thể chất nặng nề, như viêm nhiễm hoặc một căn bệnh nào đó. Thường được gọi là “Beau’s lines” trong tiếng Anh, sọc dưa ngang có thể xuất hiện sau một căn bệnh hoặc chấn thương móng và đi kèm tình trạng suy dinh dưỡng (malnutrition). Chúng cũng có thể bị gây ra do thói quen xé hoặc gặm móng. Thay đổi nội tiết tố, gien di truyền và mức độ calcium trong cơ thể là những yếu tố góp phần vào việc xuất hiện sọc dưa trên móng.

Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng sọc dưa trên móng cũng báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng. Nếu bạn đã lớn tuổi và bị móng sọc dưa, sau đây là một số cách bạn có thể sử dụng để cải thiện điều đó:

Xem thêm:  MEKONGBEAUTYSHOW

Đánh bóng (buff) móng
Bạn có thể dùng buffing block để nhẹ nhàng đánh bóng móng nhằm giảm tình trạng móng sọc dưa.

Nhẹ tay
Khi móng bạn bị sọc dưa, đừng tìm cách đánh bóng móng quá kỹ để loại bỏ sọc dưa hoàn toàn – đánh bóng quá mức có thể làm yếu phần đĩa móng (nail plate).

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Móng sọc dưa có thể là dấu hiệu của tình trang ăn uống thiếu chất. Bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ chất.

Đừng lạm dụng emery board
Nếu bạn giũa móng quá mức, bạn sẽ làm mỏng móng và gây tổn hại cho móng, từ đó dễ gây viêm nhiễm.

Chăm sóc móng
Vì nhiều vấn đề về móng thường là do chăm sóc móng chưa tốt, bạn hãy xây dựng cho mình thói quen lành mạnh trong việc chăm sóc móng. Hãy thử các mẹo sau:

– Nuôi móng ngắn. Móng ngắn ít gãy mẻ hơn móng dài.

– Theo các chuyên gia chăm sóc móng, bạn nên cắt móng tay móng chân sau khi tắm xong, vì khi đó móng mềm và dễ cắt hơn.

– Móng nên được cắt thẳng theo chiều ngang và hơi bo tròn ở đầu móng để bảo đảm độ chắc khỏe tối đa cho móng.

– Tránh gặm móng tay. Thói quen gặm móng tay sẽ khiến các vấn đề về móng trầm trọng hơn.

Khi nào nên gặp bác sĩ
Khi có những bất thường về móng, bạn nên cho bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu (dermatologist) của mình biết ngay. Những thay đổi đột ngột ở móng (như móng sọc dưa) hoặc sưng và đau có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào đó.

Xem thêm:  Mẹo giúp móng hồi phục sau khi làm móng gel

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ