Khoá học nails

Làm gì khi mèo nhà bạn bị rối loạn lo âu chia cách?

Sẽ là không đúng nếu cho rằng mèo là loài vật nuôi không trung thành. Loài mèo, đặc biệt là những con có sự gắn bó thân thiết với chủ của chúng, có thể cảm thấy lo lắng khi bị chủ bỏ ở nhà một mình, nhất là trong thời gian dài. Một số con mèo chịu được những đơt xa cách ngắn hàng ngày nhưng có thể sẽ gặp vấn đề khi chủ đi vắng lâu hơn.

vietbeauty-meo-bi-lo-au-up - baogiadinh.vn

Ảnh: petguide.com

Rối loại lo âu chia cách (separation anxiety) ở mèo có thể dẫn đến nhiều hành vi không mong muốn – như tiêu tiểu ngoài hộp cát (thường là chúng sẽ tiểu tiện trên những thứ có mùi chủ, như trên giường hoặc quần áo), kêu gào quá mức (excessive vocalization), biếng ăn (anorexia), ói mửa (vomiting), cào nát đồ đạc (destructive clawing) và chải chuốt cho bản thân quá mức (excessive self-grooming).

Chú mèo của bạn có thể bắt đầu thấy căng thẳng khi nó nhận thấy bạn có dấu hiệu chuẩn bị rời khỏi nhà (như mang giày vào hoặc đóng gói hành lý). Nó có thể thể hiện sự lo lắng bằng cách kêu la và bấu víu lấy bạn hoặc bằng cách rút lui và lẩn trốn. Mèo nhà bạn cũng có thể có giới han thời gian: Đôi khi ban đầu nó không lo sợ khi bạn mới rời đi, nhưng bạn càng vắng nhà lâu, chú mèo càng căng thẳng.

Nếu chú mèo nhà bạn có vẻ kích động khi bạn trở về, đó có thể là dấu hiệu cho thấy nó đã bị căng thẳng trong lúc bạn vắng nhà. Sự căng thẳng – thường là kết quả của chứng lo âu chia cách – có thể xuất phát từ việc thiếu tương tác giữa chủ và mèo, như mèo không được chủ thường xuyên vuốt ve và chơi đùa.

Sau đây là 10 giải pháp giúp bạn giữ cho mèo nhà mình bình tĩnh trong lúc bạn đi vắng:

Xem thêm:  Trọn bộ 6 Địa chỉ dạy nghề nail uy tín nhất Quận 12, TP. HCM năm 2021

Nói chuyện với bác sĩ thú y của bạn. Hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với bác sĩ thú y, nhất là khi chú mèo nhà bạn có những triệu chứng đáng lo ngại như tiêu tiểu ngoài hộp cát, chải chuốt quá mức, mất lông, ói mửa, kêu la quá mức và biếng ăn. Những hành vi này có thể liên quan đến một số bệnh lý và bác sĩ thú y có thể cung cấp biện pháp điều trị nhằm giúp chú mèo khỏe mạnh trở lại. Trong những trường hợp nhất định, những con mèo bị lo âu chia cách nặng có thể hồi phục nhờ thuốc men và các chiến lược quản lý hành vi (behavior management strategies).

Chuẩn bị tinh thần cho chú mèo bằng những đợt vắng nhà ngắn. Nếu bạn là người luôn ở nhà từ trước đến nay với chú mèo và rồi đột ngột đi vắng trong thời gian dài (như đi nghỉ Hè), chú mèo nhà bạn sẽ khó thích nghi với sự vắng mặt của bạn. Bạn nên dành cho mèo yêu những dịp chia cách ngắn (bạn rời khỏi nhà và đi đâu đó trong thời gian ngắn – như đi bưu điện gửi thư hoặc đi ra cửa hàng mua đồ một chút rồi về,…)

Làm vô hiệu những dấu hiệu của sự đi vắng. Những chú mèo có thể nhận ra các dấu hiệu cho thấy bạn sắp đi đâu đó, như khi bạn cầm lấy chùm chìa khóa hoặc mang giày vào. Để giúp mèo nhà mình thích ứng, bạn hãy “hóa giải” những dấu hiệu trên. Cầm chìa khóa lên, rồi lại bỏ xuống. Mang giày vào, nhưng vẫn ở trong nhà. Đi ra cửa rồi lại quay vào. Khởi động xe, rồi lại tắt máy. Thỉnh thoảng, bạn có thể bỏ chiếc va-li mình thường dùng ra ngoài cho chú mèo bớt liên tưởng hình ảnh chiếc va-li với sự ra đi của bạn.

Xem thêm:  Mẹo giúp thanh thiếu niên chuẩn bị cho công việc đầu tiên

Chia tay và trở về trong đơn giản. Khi sắp sửa rời đi, bạn đừng nói lời tạm biệt dông dài với chú mèo của mình; thay vào đó, hãy dùng cách tạm biệt ngắn gọn, đơn giản, không ủy mị. Khi bạn quay về, hãy chỉ chào chú mèo khi nó đã dừng mọi hành vi tìm kiếm sự chú ý (như kêu la và cào cấu) và chỉ dành cho nó sự chú ý khi mà nó vẫn còn bình tĩnh – như khi nó đang nằm hoặc ngồi thoải mái.

Để lại trò chơi cho nó. Khi bạn đi vắng, hãy để lại cho chú mèo của mình những trò chơi có thưởng như “food puzzle”. Việc này giúp chú mèo liên tưởng sự ra đi của bạn với một thứ mà nó thích. Hãy dùng nhiều hình thức “food puzzle” khác nhau, từ loại chứa đồ ăn cứng đến loại chứa đồ ăn mềm,… Ngoài ra, hãy giấu những mẩu thức ăn nhỏ hoặc các mẩu “puzzle” xung quanh nhà, như ở cây mèo leo (cat trees) hoặc các chỗ mèo hay lui tới, để mèo có dịp chơi “săn tìm kho báu” (scavenger hunt). Nếu bạn vắng nhà trong thời gian dài, hãy yêu cầu người chăm sóc mèo luân phiên các trò “puzzle” và giấu đồ ăn cho mèo đi tìm ít nhất một hoặc hai lần mỗi ngày.

Dành cho chú mèo nhiều món đồ chơi. Những món đồ chơi đa dạng sẽ giữ cho chú mèo của bạn bận rộn, như chuột đồ chơi, bộ trò chơi bóng lăn trên đường ray (ball-on-track toys), hoặc mèo rô-bốt (robotic cat toys) để giúp mèo tương tác,… Đồ chơi có chứa cây bạc hà mèo (catnip-filled toys) cũng có thể giúp mèo thư giãn.

Tạo nhiều khu vực cho mèo vui chơi. Mèo thường thích khám phá những không gian hẹp và cao, nơi chúng có thể ngắm nhìn thế giới bên ngoài. Bệ ngồi cho mèo bên cửa sổ (window perches), cây mèo leo (cat trees) và các kiến trúc kệ thân thiện với mèo (cat-friendly shelving) là những cách hay để đa dạng hóa không gian của chú mèo. Một số con mèo cũng thích chơi trò đi trốn; với những con mèo này, các loại hộp (boxes) và đường hầm (tunnels) sẽ là không gian thư giãn lý tưởng cho chúng.

Xem thêm:  Để có một mùa Hè khỏe mạnh

Tạo một không gian thư thái. Máy phát tín hiệu hóa học (Feliway room diffusers) phát ra pheromone, có tác dụng giúp nhiều chú mèo thư giãn; bạn hãy dùng chúng ở những căn phòng mà chú mèo nhà bạn thường thích ở. Bật nhạc cho mèo nghe trong lúc bạn vắng nhà cũng giúp mèo bình tĩnh hơn. Cuối cùng, bạn có thể đặt một chiếc áo có mùi của bạn ở những khu vực mèo thích lui tới nhằm giúp mèo thấy an tâm.

Cung cấp các hình thức giải trí khác. Nếu bạn muốn mở ti-vi cho mèo xem, các chương trình truyền hình thân thiện với mèo trên kênh Animal Planet hay các video dành riêng cho mèo có thể giúp chú mèo nhà bạn giải trí. Các loại cỏ thân thiện với mèo (cat-friendly grass) cũng sẽ là phương tiện cho nó giải trí khi bạn vắng nhà.

Thuê người trông mèo (cat sitter). Nếu được, người trông mèo nên có hai phiên chơi và vuốt ve mèo mỗi ngày (twice-daily play and petting sessions) với con mèo nhà bạn. Tốt hơn nữa, bạn có thể thuê họ ở lại qua đêm với con mèo nhà bạn khi bạn đi vắng, để họ tương tác thường xuyên với chú mèo hơn và giúp nó bớt căng thẳng.

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ ,