Khoá học nails

Làm sao để tử tế với bạn đời khi bạn đang giận anh/cô ấy?

 - baogiadinh.vn

Ảnh: gregburdine.com

Một trong những việc khó nhất trong một mối quan hệ đó là đối xử tốt với nhau khi chúng ta đang giận nhau. Nghiên cứu cho thấy rằng những cặp đôi thể hiện sự nhẹ nhàng trong lúc tranh cãi với nhau thường có khả năng quản lý xung đột hiệu quả hơn mà không gây hại cho mối quan hệ của họ.

Sự tử tế (kindness) không có nghĩa là bạn không được thể hiện cơn giận của mình, mà sự tử tế nằm ở chỗ bạn lựa chọn cách nào để bày tỏ sự giận dữ. Bạn có thể ném dao muỗng nĩa về phía bạn đời. Hoặc tốt hơn: giải thích cho anh/cô ấy biết vì sao bạn tổn thương và giận dữ.

Khi bạn đối xử tử tế với bạn đời, cả hai bạn và mối quan hệ của các bạn sẽ được nhiều điều lợi. Sau đây là 3 mẹo giúp các bạn xây dựng thói quen đối xử tử tế với nhau, kể cả khi các bạn đang giận nhau:

1. Nghĩ những ý nghĩ tích cực
Hãy xây dựng thói quen nghĩ tích cưc hơn về bạn đời của bạn, từ đó có những lời nói và hành vi tích cực hơn dành cho anh/cô ấy. Hãy nhắc nhở bản thân về những việc tốt anh/cô ấy làm hàng ngày – kể cả khi đó là những việc nhỏ. Hãy chú ý nhận ra mỗi khi anh cô ấy làm việc tốt gì đó và ghi nhận bản thân cảm thấy vui ra sao mỗi khi bạn đời làm những việc tốt đó. Từ những suy nghĩ tích cực, bạn sẽ có những tương tác tích cực với bạn đời.

Xem thêm:  Review 5 Địa chỉ dạy nghề nail uy tín nhất quận Hoàn Kiếm, Hà Nội năm 2021

2. Nhận trách nhiệm
Hãy tự đánh giá những cảm xúc của bản thân trước khi bạn thể hiện nó ra cho bạn đời thấy. Với những cảm xúc tiêu cực như giận dữ hoặc thất vọng, suy xét về chúng có thể giúp bạn nhận ra bạn cảm thấy buồn bực thật ra là vì một tình huống nào đó. Bạn có cảm xúc đó có thể là do bạn thấy mình bị bỏ mặc hoặc vì những ước mơ của bạn không được coi trọng. Việc nhận định chính xác nguồn cơn của cảm xúc bản thân sẽ giúp bạn giao tiếp tử tế và dịu dàng hơn với bạn đời. Có thể bạn cho rằng sẽ chân thực hơn nếu nghĩ gì nói nấy không cần “uốn lưỡi bảy lần” trước mặt bạn đời; nhưng một khi bạn làm anh/cô ấy bị tổn thương, anh/cô ấy sẽ khó kết nối một cách yêu thương với bạn hơn. Bạn hãy dành thời gian “xử lý” những cảm xúc của mình – một mình hoặc với sự trợ giúp của nhà trị liệu (therapist). Hãy thử viết nhật ký: “Xử lý” cảm xúc bằng cách viết ra chúng có thể giúp bạn phân loại và sắp xếp lại những ý nghĩ cùa mình.

3. Nuôi dưỡng hy vọng
Hãy có lòng tin vào mối quan hệ của hai bạn. Kể cả khi hai bạn thường xuyên tranh cãi, hãy tập trung nhìn vào tình bạn giữa cả hai. Thảo luận vấn đề với người chúng ta cho là “bạn” sẽ dễ dàng hơn với người chúng ta cho là “kẻ thù”. Hai bạn hãy dành thời gian tham gia cùng nhau các hoạt động giúp củng cố sự gần gũi giữa cả hai – như cùng nhau đi ăn kem hoặc có những thú tiêu khiển khác (miễn là hai bạn thích). Đối xử tốt với nhau trong những sinh hoạt thường ngày cũng là cách để hai bạn tập thói quen tử tế với nhau – như chuẩn bị điểm tâm cho nhau, hoặc người này giúp người kia dắt chó đi dạo khi người kia bận rộn, người kia thuê cho người này những bộ phim mà người này muốn xem, hoặc nhắn cho nhau một tin nhắn nói rằng bạn nóng lòng được cùng tham gia hoạt động nào đó với bạn đời sau khi đi làm về, v.v…

Xem thêm:  6 lý do chính đáng khiến một người giảm ham muốn tình dục với bạn đời

Sự tử tế giúp bạn đời nghe thấy bạn
Kể cả khi bạn giận dữ, để giải quyết vấn đề với bạn đời một cách hiệu quả, bạn phải tử tế. Khi đó bạn đời bạn sẽ có cơ hội cởi mở với bạn, họ sẽ dễ lắng nghe nỗi niềm của bạn hơn và dễ có những phản ứng trìu mến hơn. Hãy xem bạn đời của bạn như một con người đang trải nghiệm cuộc sống bên cạnh bạn, sát cánh cùng bạn trong những niềm vui nỗi buồn – chứ không phải một địch thủ đang chĩa mũi giáo về phía bạn.

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ ,