Khoá học nails

Toxic or clueless? Bạn đời của bạn là người độc hại hay đơn giản chỉ là thiếu hiểu biết?

 - baogiadinh.vn
Ảnh: sasint / Pixabay

Một số người đối xử với bạn đời họ một cách lạnh lùng, độc đoán và tàn nhẫn. Nhưng không phải lúc nào họ cũng cư xư như vậy. Phần lớn mọi quan hệ tình cảm đều có khởi đầu tốt đẹp; nếu không, người ta đã chẳng xây dựng nó ngay từ đầu. Nhưng hầu hết chúng ta chưa bao giờ được dạy cách duy trì một mối quan hệ tốt đẹp. Do thiếu thông tin đó, đa phần chúng ta trải qua hết mối quan hệ này đến mối quan hệ khác, từ từ rút kinh nghiệm từ những va vấp của mình. Tuy nhiên, điều đó không biến chúng ta thành những người độc hại.

Tìm cho mình một bạn đời tốt không phải việc dễ dàng; nhiều người đồng tình rằng đây là một trong những thử thách lớn nhất của cuộc đời. Một khi bạn tìm thấy một người ưng ý và mọi chuyện thoạt đầu diễn ra tốt đẹp, nhưng sau đó mối quan hệ dần chuyển biến xấu, sẽ khó để quyết định xem nên kết thúc nó hay nó vẫn còn có thể được cữu vãn.

Vậy làm sao để biết bạn đời mình là người độc hại hay anh/cô ấy chỉ đơn giản là thiếu hiểu biết?
1. Đừng “tự chẩn đoán” mối quan hệ của bạn bằng các bài báo trên mạng
Những tài liệu trên mạng có thể là nguồn thông tin hữu ích, nhưng chúng chỉ mang tính định hướng. Bạn có thể tìm thấy trên Internet vô số bài viết nói về narcissism (chứng ái kỷ), nhưng số người mắc chứng ái kỷ chỉ chiếm chưa đến 1% dân số. Nếu bạn lo ngại không biết mình có đang ở trong một mối quan hệ với một người ái kỷ hay không, hoặc với một người đang có vấn đề tâm thần nghiêm trọng hoặc nghiện ngập chất gì đó, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của một chuyên gia về sức khỏe tâm thần để họ giúp bạn ứng phó với tình huống đó. Sự an toàn và sức khỏe tinh thần của chính bạn cần được bạn xem như một ưu tiên.

Xem thêm:  12 thói quen giúp tăng cường sự gắn kết chung thủy (loyalty bond) giữa bạn và bạn đời

2. Giao tiếp về vấn đề đó
Nhiều người cảm thấy không hạnh phúc với bạn đời mình nhưng lại chưa bao giờ mở miệng nói về điều đó với đối phương. Việc đối thoại có thể là việc khó khăn, nhưng là việc cần thiết để giúp hai người xích lại gần nhau hơn. Có thể bạn không muốn nói vì bạn không muốn làm bạn đời/người yêu mình buồn lòng, nhưng nếu bạn không cho anh/cô ấy biết suy nghĩ và cảm xúc thật của bạn, anh/cô ấy sẽ không nhận ra vấn đề và không thể đưa ra giải pháp để cải thiện tình hình. Nếu bạn nghĩ bạn không cần nói ra mà anh/cô ấy phải tự hiểu ra, thì đó là một suy nghĩ không công bằng. Trong phần lớn trường hợp, đối phương không thể đọc được ý nghĩ của bạn và có thể sẽ có quan điểm hoàn toàn khác biệt với bạn mà chính bạn cũng không hề biết nếu hai bạn không đối thoại với nhau.

Khi hai bạn đối thoại với nhau: Hãy tập trung trình bày những cảm xúc của bản thân chứ đừng đổ lỗi hoặc tìm cách chứng minh rằng đối phương sai. Đồng thời, nêu ra giải pháp mà bạn mong muốn. Ví dụ, nếu bạn thấy bạn đời mình không quan tâm mình, thay vì nói: “Anh chưa bao giờ chú ý đến em và điều đó làm em tổn thương”, hãy thử nói: “Em thấy buồn vì dạo này chúng mình không dành nhiều thời gian cho nhau như xưa. Em nhớ anh và em mong chúng ta có thể dành thời gian để ở bên nhau suốt tuần này mà không bị ai quấy rầy.”

Xem thêm:  20 biểu hiện của một người bạn đời thích kiểm soát

3. Tìm hiểu xem đối phương có thiện chí cải thiện vấn đề hay không
Một khi bạn bắt đầu đối thoại cởi mở về những điều làm bạn phiền lòng, một trong các kịch bản sau có thể sẽ xảy ra: Anh/Cô ấy sẽ lắng nghe và đáp lại bằng sự quan tâm và điều này có thể sẽ khiến anh/cô ấy tìm cách sửa đổi tình hình. Hoặc anh/cô ấy thủ thế, chối cãi và/hoặc tỏ vẻ kẻ cả. Nếu hai bạn đã ở bên nhau được một thời gian, có thể bạn sẽ cần vài cuộc bàn bạc với nhau để biết bạn đời mình muốn lựa chọn phương án nào. Nếu đối phương sẵn lòng lắng nghe các vấn đề bạn đưa ra và nhận diện được chúng, đó là dấu hiệu tốt. Có thể đối phương vẫn còn chưa biết mình cần phải làm gì, nhưng thái độ sẵn sàng thay đổi cho thấy anh/cô ấy có thiện chí cùng bạn cải thiện mối quan hệ.

4. Bảo đảm rằng bạn cũng thực thi vai trò của mình
Một mối quan hệ giữa hai người đòi hỏi cả hai phải cùng có trách nhiệm. Đừng bắt người bạn đời mang gánh nặng của việc phai làm bạn hạnh phúc. Mỗi người phải có trách nhiệm chăm sóc bản thân – cả về thể chất và tinh thần – để cả hai có thể cùng nhau trở thành một cặp đôi lành mạnh. Hai bạn càng nỗ lực hoàn thiện bản thân bao nhiêu, hai bạn càng dễ dàng nhận thấy mối quan hệ của mình có khả năng được cứu chữa hay không bấy nhiêu.

Xem thêm:  6 trò chơi để giữ bé bận rộn trong lúc bạn du lịch cùng bé

Chúc bạn hạnh phúc!

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ