Khoá học nails

9 biểu hiện của hidden depression

Một số người phải chung sống với bệnh hidden depression (tạm dịch: bệnh trầm cảm không được chẩn đoán) gần như hàng ngày. Nếu người xung quanh không biết các biểu hiện của bệnh trầm cảm, người bệnh có thể không được chữa trị và việc đó có thể khiến họ có những hành vi không lành mạnh, bao gồm tự sát. Sau đây là một số dấu hiệu của hidden depression:

Up Vietbeauty Bieu Hien Cua Hidden Depression - baogiadinh.vnẢnh: 1388843 / Pixabay

1. Các thói quen cơ bản của họ thay đổi
Khi một người bị trầm cảm, họ thường gặp những vấn đề trong thói quen ngủ nghỉ và ăn uống. Không phải người bị trầm cảm nào cũng ngủ vùi cả ngày và bỏ bữa. Một số người bị trầm cảm có thể bị mất ngủ và ăn nhiều hơn bình thường.

2. Họ vẫn có thể cởi mở và vui vẻ
Những người hướng ngoại vẫn tương tác tốt khi ở trong các đám đông, và một người bị hidden depression vẫn có thể là tâm điểm của cuộc vui. Tuy nhiên, đó thường là do họ muốn giữ cho mọi người vui vẻ, kể cả khi họ cười mà trong lòng thì héo hon. Nếu bạn giao tiếp với ai đó đủ thân và thường xuyên, bạn có thể nhận thấy vẻ hạnh phúc của họ có gì đó “sai sai” khi họ mắc bệnh. Chiếc mặt nạ hạnh phúc có thể vô tình rớt xuống trong những khoảng lặng của cuộc trò chuyện và của hoạt động nào đó.

Xem thêm:  Cách trả lời khôn khéo các nhận xét tiêu cực trên Yelp

3. Họ có vẻ bí mật và xã giao ngắn gọn
Khoác lên một chiếc mặt nạ vui vẻ là việc rất mệt mỏi, và người che giấu bệnh trầm cảm bằng cách đó sẽ biết rằng mình không thể “diễn” được lâu. Vì thế, có thể họ vẫn tham dự các sự kiện xã giao nhưng không ở lâu. Có thể họ sẽ viện cớ để từ chối những lời mời, hoặc họ lén về sớm mà không để ai nhìn thấy.

4. Họ khám phá những chủ đề sâu sắc trong đối thoại
Khi bạn và một người bị hidden depression nói chuyện với nhau, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi cuộc đối thoại chuyển sang màu sắc triết lý sâu xa. Người bạn một thời vô tư lự mà bạn biết từng thích nói chuyện phiếm về thời trang và người nổi tiếng, nay đột nhiên có những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc đời. Cũng có lúc họ có thể nói những điều như họ chỉ mong tìm thấy hạnh phúc (để chấm dứt nỗi đau này một lần và mãi mãi).

5. Các cảm xúc khác của họ trở nên dữ dội
Những người tốn nhiều công sức che giấu đau buồn có thể có sự bùng nổ trong những cảm xúc khác. Gào lên trong lúc kẹt xe, cãi vã kịch liệt ở chỗ làm hoặc cười như điên trước một trò đùa nhạt nhẽo là dấu hiệu cho thấy họ không hoàn toàn làm chủ được các cảm xúc của họ. Đôi khi họ sẽ khóc nếu có thể – chẳng hạn như khóc nức nở trong một đám cưới.

Xem thêm:  Chăm sóc sức khỏe với gừng, nghệ và chanh

6. Thái độ lạc quan của họ giảm đi
Bệnh trầm cảm có thể khiến một người bắt đầu nhìn nhận thế giới bằng góc nhìn thực tế hơn. Ví dụ, những người trầm cảm sẽ đánh giá bản thân một cách khắt khe hơn sau khi làm xong một bài thi so với những người không bị trầm cảm. Do các đánh giá của họ là có cơ sở thực tế, nên người xung quanh thường không nhận ra khi nào họ đang che giấu các cảm xúc thật của bản thân. Bạn có thể nhận thấy một người mà bạn quen biết không tự tin về khả năng đạt được mục tiêu của bản thân, trong khi nếu là trước đây thì họ đã hăng hái lao vào thực hiện hoài bão.

7. Họ gặp khó khăn trong việc đáp trả tình yêu thương
Trầm cảm không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nỗi buồn. Thay vào đó, một số người cảm thấy numb (trơ lì). Do họ cố gắng kìm nén các cảm xúc, họ có thể gặp khó khăn trong việc đáp trả một cách hợp lý khi ai đó bày tỏ tình yêu thương với họ.Có khả năng họ sẽ hoàn toàn lờ đi những lời nói và những cử chỉ yêu thương đó, hoặc họ trở nên bực mình về những điều đơn giản như một lời khen, vì họ không thể hiểu được lý lẽ đằng sau lời khen đó.

8. Họ cũng có những ngày tốt lành
Những cảm xúc đi kèm với bệnh trầm cảm có thể đến rồi đi, nghĩa là bệnh nhân cũng có những ngày mà mọi chuyện với họ đều có vẻ ổn thỏa. Dù rằng điều này là tốt, nhưng bạn nên tránh cho rằng họ đã hoàn toàn khỏi bệnh. Nếu không, họ có thể tìm cách che giấu những cảm xúc thật vào những ngày phiền muộn, vì họ sợ làm người xung quanh lo lắng.

Xem thêm:  Khi người bạn yêu dùng cảm xúc của bạn để chống lại bạn

9. Họ bắt đầu cần được giúp nhiều hơn
Chống chọi với bệnh trầm cảm khiến bệnh nhân mất nhiều thời gian và năng lượng. Khi đó, các nhiệm vụ ở nơi làm việc và ở nhà của họ có thể sẽ không được họ làm tốt. Người xung quanh đừng nên giận dữ với họ, bởi họ đang bệnh. Thay vào đó, tốt nhất bạn hãy cho họ biết bạn quan tâm đến họ và hãy giúp họ một tay cho đến khi họ thấy khá hơn.

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ