Khoá học nails

Làm gì để thoát khỏi một cuộc tình không lành mạnh?

Nhiều người yêu thương một đối tượng nào đó và chấp nhận việc bị đối tượng đó ngược đãi vì họ tin rằng đó là cái giá họ phải trả để có được tình yêu.

 - baogiadinh.vn

Ảnh: bengaliclicker.com

Có thể khi mới đến với bạn, đối tượng tỏ ra rất ngọt ngào, cuồng nhiệt, làm bạn choáng ngợp với vô số những cử chỉ và lời nói lãng mạn. Hình tượng ban đầu của đối tượng khiến bạn cho rằng đây chính là chàng trai/cô gái của đời mình. Bạn bám víu vào hình tượng đó kể cả khi tình hình trở nên tồi tệ đi. Bạn thậm chí còn tự biện hộ cho anh/cô ta mỗi khi anh/cô ta làm điều có lỗi với bạn.

Kết quả là, cuộc đời bạn bị hủy hoại và con tim bạn bị tổn thương. Nhưng cũng có thể, bạn sẽ lại dễ dàng tha thứ cho anh/cô ta và dang tay đón anh/cô ta trở lại cuộc đời mình.

Các mối quan hệ tình cảm thường muôn hình vạn trạng. Để biết mối quan hệ của mình có phải là mối quan hệ “độc hại” hay không, bạn có thể thử nhìn vào các dấu hiệu sau:

1. Gia đình và bạn bè của bạn có không thích anh/cô ấy không?
Những người thân thuộc nhất của bạn có thường xuyên lên tiếng lo ngại cho bạn hoặc chỉ ra được dấu hiệu cho thấy anh/cô ấy đối xử tệ với bạn không? Mặc dù không phải lúc nào họ cũng đúng, nhưng bạn cũng nên cân nhắc khi họ nói họ lo sợ cho bạn.

Xem thêm:  Chà là: Loại trái cây được cho là tốt nhất cho bệnh đau tim, cao huyết áp, đột quỵ và cholesterol

2. Bạn có dành hơn một nửa thời gian của mình cho những bất an về mối quan hệ giữa bạn với anh/cô ấy không?
Lo lắng, suy nghĩ quá nhiều, mất ngủ hoặc khóc lóc thường không phải là các dấu hiệu của một mối quan hệ lành mạnh.

3. Bạn không tin tưởng anh/cô ấy khi anh/cô ấy không ở cạnh bạn
Các mối quan hệ nên được xây dựng trên nền tảng lòng tin.

4. Anh/Cô ấy ngược đãi (abuse) bạn về thể chất hoặc cảm xúc.

Nếu bạn nhận thấy mối quan hệ của mình là “độc hại”, và bạn không xứng đáng để bị ngược đãi hoặc coi thường, hãy mạnh dạn ra đi.

Cách chữa lành bản thân sau khi chấm dứt mối quan hệ thiếu lành mạnh:

1. Chặn (block) số của anh/cô ấy
Hoặc nếu anh/cô ấy gọi điện cho bạn, đừng nghe máy. Nếu bạn lo rằng mình sẽ không làm chủ được bản thân, hãy giao điện thoại cho một người thân hoặc bạn bè mà bạn tin tưởng.

2. Đi xa trong vài ngày
Nếu có thể, việc đi vắng trong vài ngày có thể giúp ích, kể cả khi đó chỉ là đi thăm người thân hoặc bạn bè. Nếu được, hãy kéo dài chuyến đi suốt cả tuần. Bạn cần được những người thân yêu hỗ trợ trong suốt giai đoạn đầu của cuộc chia tay.

3. Cho phép bản thân khóc và phiền muộn
Khóc lóc không có nghĩa là bạn yếu đuối, điều đó có nghĩa rằng bạn là con người. Hãy dành cho mình những vật dụng cần thiết trong thời gian này như thật nhiều khăn giấy, đồ ăn vặt ngon lành và nhiều chương trình trên Netflix,… Rất có thể cách này sẽ hữu ích.

Xem thêm:  5 sản phẩm shower sponges mới nhất

4. Lập danh sách
Hãy viết ra mọi lý do hợp lý chứng tỏ hai bạn không nên đến với nhau và đặt danh sách đó ở nơi bạn dễ dàng nhìn thấy.

5. Chú ý sang những vấn đề khác
Trong lúc tìm cách vượt qua nỗi buồn của việc chia tay, bạn có thể giữ cho mình bận rộn bằng cách trang trí lại căn nhà, học một cái gì đó, chơi thể thao, hoặc tham gia những hoạt động khác mà bạn yêu thích, v.v…

Cuộc sống quá ngắn ngủi để chôn vùi đời mình với một người không thật sự yêu và tôn trọng bạn. Hãy khôn ngoan, dũng cảm và đối tốt với chính mình.

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ ,