Khoá học nails

Nguyên tắc đầu tiên khi hỗ trợ trẻ chuyển giới và thuộc giới tính thứ ba

 - baogiadinh.vn

Ảnh: thenextfamily.com

Nhiều bậc cha mẹ, khi phát hiện con mình là người chuyển giới (transgender) hoặc thuộc giới tính thứ ba, đã phản ứng bằng cách phủ nhận giới tính mới của con mình. Họ nghĩ rằng họ đang làm điều đúng đắn cho đứa trẻ.

Nhưng sự phủ nhận đó – dù với ý định tốt – cũng cực kỳ nguy hiểm. Trở ngại mà hầu hết những thanh thiếu niên chuyển giới hoặc thuộc giới tính thứ ba phải đối mặt không phải là nhân diện giới tính của các em; mà chính là việc đấu tranh để dung hòa nhân diện giới tính này và ý thức về bản thân (sense of self) để sống còn trong một thế giới đang áp đặt quá nhiều định kiến về những người như các em.

Việc bố mẹ phản đối việc con cái theo đuổi giới tính thật của chúng có thể khiến con trẻ nghĩ rằng giới tính thật đó của các em là sai trái, thậm chí là xấu xa hoặc không bình thường. Suy nghĩ đó có thể ảnh hưởng tới đời sống sau này của trẻ, khiến trẻ có những hành vi như tự sát, làm hại chính mình, hoặc những hậu quả tiêu cực khác.

Theo các nghiên cứu khoa học, tình trạng chuyển giới và giới tính thứ ba không phải là bệnh lý, và nếu con của bạn rơi vào nhóm này, điều tốt nhất bạn có thể làm cho cháu đó là dành cho cháu sự ủng hộ nhiệt tình và là chỗ dựa an toàn của trẻ để tránh cho trẻ những hệ lụy không tốt sau này – khi mà các quan niệm sai lầm và định kiến dành cho những người như trẻ vẫn còn tồn tại.

Xem thêm:  5 mẹo giúp chuẩn bị cho buổi làm tóc và trang điểm thử

Để bắt đầu cho việc ủng hộ nhân diện giới tính mới của trẻ, bạn có thể áp dụng các gợi ý sau:

Dùng đại từ (pronoun) cẩn thận
Hãy gọi trẻ bằng tên và đại từ mà trẻ muốn được gọi. Nếu bạn quên hoặc lỡ gọi sai, hãy nhận lỗi ngay và xin lỗi trẻ.

Đừng chỉ tập trung vào đề tài nhân diện giới tính của trẻ mỗi khi đối thoại với trẻ
Trong quá trình tiếp xúc với trẻ, bạn đừng mặc định rằng mọi thứ trẻ làm đều liên quan một cách nào đó đến giới tính đứa trẻ. Trẻ đổi màu tóc từ hồng sang xanh đôi khi chỉ vì trẻ thấy vui khi làm vây, và điều đó không có hàm ý gì phức tạp.

Hỏi trẻ xem trẻ cần gì
Đôi khi, người lớn chúng ta thường tìm cách giúp đỡ trẻ bằng cách đưa ra những động thái mà bản thân trẻ chưa sẵn sàng đón nhận. Bạn hãy tìm hiểu xem trẻ cho rằng sự giúp đỡ nào là thiết thực nhất và tôn trọng những ranh giới đó.

Giáo dục bản thân
Có nhiều tổ chức và chương trình giáo dục – nghiên cứu có thể cho bạn kiến thức hữu ích về vấn đề này.

Luôn chào đón trẻ khi trẻ cần tâm sự và chú ý bất cứ thay đổi nào trong hành vi
Hãy thăm hỏi trẻ, và sau đó lắng nghe.

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Xem thêm:  Lèo lái doanh nghiệp để thích ứng với khủng hoảng
Được gắn thẻ ,