Khoá học nails

Phòng ngừa cảm, cúm vào mùa lạnh

Vào mùa lạnh, nhiều người dễ bị ho, hắt hơi và sổ mũi. Bạn hãy giữ cho bản thân và cả gia đình khỏe mạnh trong suốt mùa cảm cúm với những bí quyết đơn giản sau đây:

 - baogiadinh.vn

1. Tiêm phòng cúm
Theo các nhà nghiên cứu, tiêm vắc-xin phòng cảm cúm (flu shot) có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này lên 50 đến 60 phần trăm. Ngoài ra, nếu bạn đã lỡ bị cúm năm nay, tiêm phòng cúm có thể làm giảm nhẹ bệnh tình. Thuốc xịt mũi (nasal spray) không phải là giải pháp được các chuyên gia khuyên dùng: nghiên cứu nhận thấy thuốc xịt mũi chỉ hiệu nghiệm có 3 phần trăm trước các virus phổ biến nhất trong mùa cúm thuộc thời điểm nghiên cứu.

2. Thường xuyên rửa tay
Một nghiên cứu được tiến hành trên các bé tuổi đi học tại Michigan nhận thấy rằng: cho các bé nghỉ giải lao để rửa tay bốn lần một ngày giúp giảm số ngày nghỉ học bình quân ở các em. Rửa tay thường xuyên trong ngày đặc biệt hiệu quả trong phòng ngừa giun sán, giảm các bệnh như tiêu chảy. Bạn nên cho bé rửa tay bằng xà bông và nước sạch (nước ở nhiệt độ nào cũng được), kỳ cọ bàn tay trong ít nhất 20 giây – đây là cách tốt nhất để loại bỏ vi trùng (theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, CDC). Giải pháp thứ hai: Sử dụng dung dịch vệ sinh tay (hand sanitizer) có chứa cồn (alcohol).

Xem thêm:  Thực phẩm giúp phòng chống tắc nghẽn động mạch

3. Ngủ đủ và đúng giờ
Ngủ đủ giấc và điều độ sẽ giúp bảo vệ hệ miễn dịch của bạn. Cách tốt nhất để làm được điều này đó là đề ra một giờ ngủ cố định cho bạn và các thành viên gia đình, và cố gắng tuân theo giờ ngủ đó. Một trong những bí quyết để sống khỏe mạnh không chỉ gồm ngủ đủ mà còn gồm việc duy trì lịch sinh hoạt ổn định. Các bạn có thể thức khuya và ngủ nướng thêm nửa tiếng vào cuối tuần, nhưng theo các chuyên gia: nếu giờ ngủ và giờ thức dậy bị thay đổi quá một tiếng đồng hồ, điều này có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn. Vậy ngủ bao nhiêu là đủ? Theo một nghiên cứu năm 2009, người trưởng thành nên ngủ tám tiếng trở lên; trẻ em cần ngủ nhiều hơn – từ tám đến mười bốn tiếng mỗi đêm, tùy vào độ tuổi của trẻ.

4. Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Tình trạng béo phì thường đi đôi với các bệnh nhiễm trùng kinh niên (chronic inflamation), do khi bạn béo phì, các hoạt chất miễn dịch (immune chemicals) trong cơ thể bạn sẽ tăng quá mức bình thường – trong khi những chất này lẽ ra chỉ nên được sản sinh khi cơ thể cần chống lại viêm nhiễm. Nếu bạn bị thừa cân, hãy bổ sung chất xơ (fiber) cho cơ thể thông qua việc tiêu thụ rau củ, trái cây tươi và các loại ngũ cốc – nhằm giúp giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể và hỗ trợ hệ miễn dịch. Bạn cũng nên giảm tiêu thụ đường (sugar): đường làm tăng nồng độ insulin, mà nồng độ insulin cao sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp hiệu quả của việc tiêm vắc-xin phòng cúm được tốt hơn.

Xem thêm:  11 hoạt động bạn nên làm cùng người mình yêu để xem cả hai có nên cưới nhau không

5. Bổ sung dưỡng chất
Với trẻ em, bạn nên cho các bé bổ sung vitamin D , vitamin C cùng với lợi khuẩn (probiotic). Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp cho từng thành viên gia đình khi muốn bổ sung các chất này.

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ ,