Ảnh: pisanieprac.info
Nếu công việc đòi hỏi bạn thường xuyên tiếp xúc với nhiều cộng sự và đồng nghiệp, một số thói xấu sau đây của họ có thể không lạ với bạn:
1. Nhai nước đá rổn rảng.
2. Hâm thức ăn nặng mùi trong lò vi sóng rồi ăn chúng ngay tại bàn.
3. Đi đi lại lại trong lúc vẫn mặc quần áo đẫm mồ hôi sau khi luyện tập trong giờ ăn trưa.
4. Nói chuyện điện thoại ồn ào khiến mọi người bị phân tâm.
5. Hỏi mượn tiền những người làm việc chung.
6. Dùng nước hoa đậm mùi.
7. Hay than nghèo kể khổ với những người làm cùng.
8. Gây áp lực để mọi người ủng hộ chiến dịch gây quỹ (fundraising campaign) của con cái họ.
9. Nghe nhạc bằng tai nghe và hát theo om sòm (hát sai nhịp).
10. Để đồ bừa bộn ở khu vực làm việc của họ, gây phản cảm cho người nhìn.
11. Nhai kẹo cao su và thổi bong bóng nổ lốp bốp cả ngày ở nơi làm việc.
Bạn có thể làm gì để ứng phó với những thói quen xấu đó? Hầu hết mọi người không thích bị “sửa lưng”, nhưng bạn không đi làm để trở thành nạn nhân của những hành vi gây khó chịu như vậy.
Thay vì bày tỏ sự giận dữ và thô lỗ, bạn có thể chọn những cách lịch sự hơn để góp ý cho đối tượng:
1. “Anne, tôi nhờ bạn một việc được không? Tôi nhạy cảm với tiếng ồn – nhất là tiếng nhai nước đá. Rất cảm ơn nếu bạn điều chỉnh việc đó giúp tôi. Tôi rất biết ơn!” (“Anne, can I ask you a favor? I’m sensitive to noises — especially ice chewing, for some reason. Thank you so much for accommodating me. I appreciate it!”)
2. “Derek, bạn rất tuyệt nhưng mùi cá trong bữa ăn trưa của bạn nồng nặc quá. Nếu bạn có thể ăn trưa trong phòng giải lao thì tốt quá – đừng ăn ở chỗ nhiều người như ở đây. Nó sẽ nặng mùi lắm. Cảm ơn vì đã hiểu!” (“Derek, you are awesome but the smell of your fish lunch is overwhelming. If you could eat your lunch in the break room it would be great — rather than out here in the bullpen area. It’s very pungent. Thanks for understanding!”)
3. “Monica, bạn giỏi lắm mới có thể chạy bộ vào giờ ăn trưa như vậy! Giá mà tôi có ý chí như bạn. Bạn vui lòng thay đồ ra sau khi chạy bộ nhé! Cảm ơn rất nhiều!” (“Monica, you’re so good to run at lunch! I wish I had your willpower. Would you mind changing out after a run? Thanks so much!”)
4. “Martin, bạn làm ơn nhỏ giọng xuống một chút. Chắc là bạn không biết bạn đang nói rất to. Cảm ơn!” (“Martin, can you please lower the volume? You’re probably not aware you’re talking really loudly. Thanks!”)
5. “Tôi xin lỗi Pat, tôi không thể cho bạn mượn tiền được.” (“I’m sorry Pat, I can’t make you a loan.”)
6. “Taylor, mùi nước hoa thơm đấy nhưng nó nồng quá. Một vài người nhạy cảm với chất tạo hương. Họ sẽ bị bệnh nếu tiếp xúc nhiều với các hóa chất trong nước hoa. Cảm ơn!” (“Taylor, that scent is lovely but it’s super-strong. Some people are sensitive to fragrances. They get sick if they are around the chemicals in perfume and cologne. Thanks!”)
7. “Tôi rất buồn khi bạn phải trải qua những chuyện đó, Alex. Tình cảnh nghe có vẻ khó khăn. Nhưng tôi phải hoàn thành dự án của mình ngay bây giờ.” (“I’m so sorry you are going through all that, Alex. It sounds tough. I have to finish my project now.”)
8. “Tôi không mua hàng gây quỹ – dù sao cũng cảm ơn vì đã mời.” (“No fund-raising treats for me — thanks for the offer, though!”)
9. “Bryce, bạn lại đang hát theo Pink Floyd nữa rồi!” (“Bryce, you’re singing along with Pink Floyd again!”)
10. Bạn không thể nói gì với một đồng nghiệp thích bày bừa trong không gian làm việc của họ. Tốt nhất hãy để cấp trên của các bạn nói chuyện với họ.
11. “Parker, tôi nhờ bạn một việc nhé! Bạn nhai kẹo cao su – vậy là tốt. Bạn làm ơn chỉ nhai chứ đừng làm nó nổ lốp bốp nhé! Tiếng nổ thật sự khiến mọi người mất tập trung. Cảm ơn rất nhiều. Tôi rất trân trọng điều đó.” (“Parker, can I ask you a favor? You chew gum — that’s great. Can you please just chew it rather than popping it? The popping is really distracting. Thanks so much — I appreciate it a lot.”)
Ai cũng có một vài thói xấu nào đó. Và làm việc chung với nhau một cách hòa thuận không phải chuyện dễ. Nhưng chúng ta có thể học cách góp ý bình tĩnh, nhẹ nhàng về những vấn đề như mang vớ có mùi hôi và thổi kẹo cao su nổ lụp bụp ở chỗ làm.
Tất cả chúng ta có thể học cách vạch ra những giới hạn, cũng như học cách lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau.
Đây là thời điểm lý tưởng để bạn mạnh dạn hơn và xây dựng lòng tin với những người làm chung với mình. Suy cho cùng thì, môi trường làm việc tốt nhất là môi trường đậm tính nhân văn.
Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine