Khoá học nails

Để điều hành salon tốt hơn 9 phẩm chất của một lãnh đạo giỏi

Không có nhà lãnh đạo hoàn hảo, nhưng có nhà lãnh đạo giỏi – và chỉ cần vậy thôi là bạn đã được việc rồi. Các đức tính sau đây là những điểm chung của một lãnh đạo giỏi:

 - baogiadinh.vn1. Lãnh đạo giỏi không “chỉ dạy” (hoặc trông như là họ không “chỉ dạy” nhân viên). Thay vì chỉ đạo người khác, hãy giúp đội ngũ của bạn tự nhận ra giải pháp. Nghệ thuật lãnh đạo “bàn tay vô hình” này giúp thúc đẩy sự tự tin và đạo đức nghề nghiệp. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách đặt các câu hỏi cho đội ngũ của mình và để họ đi đến các kết luận của chính họ. Đôi khi những kết luận bạn nhận được từ họ lại là giải pháp tốt hơn cho bạn.

2. Lãnh đạo giỏi có khả năng giao tiếp tốt. Không phải cứ nói nhiều mới là giao tiếp tốt. Người giao tiếp tốt là người biết lắng nghe một cách tích cực, lên tiếng khi cần thiết và biết làm sao để thông tin đến được với đội ngũ của mình. Bạn có thể tổ chức những buổi trò chuyện một-kèm-một với đội ngũ và hỏi xin những phản hồi của họ. Hãy lắng nghe họ và đừng để ai cảm thấy mình bị lạc loài.

3. Lãnh đạo giỏi nhận biết và đáp ứng được các nhu cầu của đội ngũ mình. Các thành viên trong đội của bạn coi trọng điều gì? Họ đang gặp khó khăn trong những khía cạnh nào và bạn có thể giúp họ được gì trong những khía cạnh đó? Việc lãnh đạo sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn hiểu được những gì mỗi cá nhân đang trông chờ ở bạn. Bạn sẽ biết được những điều này thông qua việc quan sát, lắng nghe và thường xuyên đánh giá.

Xem thêm:  Trắc nghiệm của các tiểu bang trong vấn đề phân loại người lao động

4. Lãnh đạo giỏi có tinh thần cởi mở. Không có câu hỏi nào là ngu ngốc và ý tưởng nào là điên rồ. Tất cả quan điểm đều được đón nhận và đáng được quan tâm. Hãy nuôi dưỡng óc sáng tạo của đội ngũ mình. Cho phép nhóm của bạn phát triển ý tưởng trong một môi trường không phán xét là cách để khám phá ra những sáng kiến mang tính cách mạng.

5. Lãnh đạo giỏi không phải người biết hết mọi thứ và họ xem điều đó là bình thường. Một nhà lãnh đạo tự tin không để cái tôi cản trở sự tiến bộ của mình. Khi cần, họ có thể bình thản nói: “Tôi không biết. Chúng ta hãy cùng chia sẻ ý kiến và xem chúng ta có thể có những giải pháp nào”. Đừng nghĩ rằng bạn làm nhân viên của mình thất vọng chỉ vì bạn không thể giải đáp tất cả mọi thứ. Để cái tôi lấn át, bạn sẽ dễ đi đến thất bại – và chính thất bại mới khiến đội ngũ của bạn mất lòng tin vào bạn.

6. Lãnh đạo giỏi không để bụng khi nhân viên không làm được việc. Một lãnh đạo giỏi đo lường thành công dựa trên kinh nghiệm chung của đội ngũ mình. Thông qua công việc nhân viên của bạn sẽ có thêm kinh nghiệm. Có thể đội ngũ của bạn chưa đạt được mục tiêu, nhưng nếu họ biết học hỏi từ kinh nghiệm và tiến bộ trong công việc, bạn hãy xem đó như một thành công.

Xem thêm:  Gợi ý cách cải thiện da mặt chảy xệ trong 7 ngày tại nhà

7. Lãnh đạo giỏi biết cách tạo động lực. Động lực làm việc có liên hệ trực tiếp với đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp tốt xuất phát từ việc động lực được nuôi dưỡng. Động lực chính là “nhiên liệu” để đội ngũ của bạn tiến về phía trước, hướng tới mục tiêu của họ. Một lãnh đạo giỏi là người có khả năng nâng đỡ khí thế của đội ngũ mình và nuôi dưỡng ở họ lòng nhiệt huyết dành cho việc họ đang làm. Bạn có thể làm điều này bằng cách nhắc nhở đội ngũ của mình họ đã đi được bao xa, tiến bộ nhiều ra sao, và những đóng góp của họ đã có những tác động tích cực gì cho doanh nghiệp và cộng đồng, v.v…

8. Lãnh đạo giỏi tự biết mình không hoàn hảo và không phí thời gian, sức lực để cố làm mình hoàn hảo. Các lãnh đạo kiệt xuất không ngừng tiến về phía thành tựu, nhưng họ hiểu sự hoàn hảo là một mục tiêu phi lý. Họ sẽ đo lường giá trị bản thân mình thông qua những thành tựu họ đạt được, chứ không bằng cách hờn dỗi đong đếm những khuyết điểm của mình.

9. Lãnh đạo giỏi chấp nhận rằng mình phải đấu tranh. Mỗi lãnh đạo đều phải đối mặt những khó khăn và đôi khi phạm sai lầm. Thay vì xem những thử thách đó là dấu hiệu của sự yếu đuối và thiếu năng lực, lãnh đạo giỏi xem đó là cơ hội để họ học hỏi. Họ không héo mòn sau những thất bại, mà họ phát triển, tiến bộ và mạnh mẽ hơn. Để có được phẩm chất này, đòi hỏi bạn phải xây dựng cho mình một tư duy phát triển (growth mindset). Hãy nhìn nhận những thất bại với một thái độ tích cực. “Chúng ta có thể học được gì từ điều này và chúng ta có thể áp dụng các bài học đó ra sao để ngăn nó xảy ra trong tương lai?”

Xem thêm:  9 sản phẩm sơn móng tự nhiên không gây hại cho móng

Nếu bạn có thể thúc đẩy bản thân trở thành nhà lãnh đạo giỏi nhất mà bạn có thể trở thành, chúng tôi tin quá trình lãnh đạo của bạn sẽ có nhiều niềm vui hơn và bớt căng thẳng hơn nhiều.

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ