Khoá học nails

Giúp con giải quyết những xung đột trong tình bạn

Quan hệ bạn bè không chỉ quan trọng với người trưởng thành mà còn quan trọng với trẻ nhỏ. Bạn bè giúp các em phát triển những kỹ năng xã hội và góp phần vào sức khỏe cảm xúc của trẻ. Tuy nhiên, đôi khi trong tình bạn cũng sẽ xảy ra những xung đột, tranh chấp hoặc trẻ “nghỉ chơi” nhau. Các ông bố bà mẹ có thể giúp con mình bằng cách dạy con những kỹ năng cần thiết nhằm giải quyết bất đồng với bạn bè.

 - baogiadinh.vn

Ảnh: 30seconds.com

Nói chuyện với con
Hãy để con nói bạn nghe chuyện gì đã xảy ra và cháu đang cảm thấy ra sao. Trò chuyện và lắng nghe được xem là chìa khóa cho một mối quan hệ lành mạnh giữa bạn và con. Hãy để trẻ chọn một thời điểm mà trẻ thấy thoải mái và bạn hãy cố gắng lắng nghe con trong bất cứ thời gian và địa điểm nào mà trẻ chọn. Theo các chuyên gia, những thời điểm tốt nhất thường là vào giờ đi ngủ, trước khi ăn tối hoặc thậm chí là trong lúc bạn chở bé trên xe hơi.

Khuyến khích con đặt mình vào vị trí của người khác
Mặc dù việc này không dễ, nhưng bạn hãy cố gắng không thiên vị. Bạn có thể hỏi con những câu như: “Theo con thì bạn ấy cảm thấy thế nào về cuộc tranh cãi của hai đứa?” và “Theo con thì bạn ấy có cho rằng con đã làm gì sai không?”. Khuyến khích trẻ suy nghĩ về cuộc xung đột từ một góc nhìn khác có thể giúp con của bạn tìm ra giải pháp.

Xem thêm:  5 ngành học được dự báo sẽ biến mất trong 20 năm tới

Hỏi con xem cháu muốn chuyện gì xảy ra và giúp con tìm những cách con có thể làm để đạt được điều đó
Đừng giải quyết vấn đề cho trẻ, mà hãy hỏi trẻ những câu hỏi giúp trẻ tự mình suy nghĩ về cuộc tranh cãi và tự tìm ra giải pháp. Ví dụ, nếu cháu bé bị một người bạn trêu chọc và tẩy chay, bạn có thể hói cháu xem cháu có muốn tìm những bạn khác để chơi cùng không, và thảo luận với cháu về những cách giúp cháu kết bạn mới. Nếu cuộc tranh cãi là về giành giật một món đồ chơi, hay về thay phiên nhau trong một trò chơi nào đó, bạn có thể yêu cầu con nghĩ ra giải pháp nào đó công bằng cho cháu và các bạn. Bằng cách này, bạn không chỉ giúp con giải quyết tranh chấp, mà còn giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết trong việc giải quyết các vấn đề với bạn bè trong suốt cuộc đời của trẻ.

Giúp trẻ cảm thấy tự tin khi ứng phó với những xung đột và tranh chấp cùng bạn bè
Hãy khen ngợi trẻ khi trẻ cư xử đúng đắn – việc này sẽ giúp trẻ ý thức đâu là hành vi tốt. Bạn nên làm gương cho bé bằng cách giữ sự bình tĩnh mỗi khi giải quyết xung đột trong gia đình. Nếu bạn có bất đồng với bé về phân công việc nhà hoặc quy định giờ đi ngủ, hãy ngồi xuống và bàn bạc cùng con, hỏi con xem cháu cảm thấy ra sao và cháu có ý kiến gì trong những việc đó, rồi cùng con tìm ra cách giải quyết. Ví dụ: trẻ có thể thức khuya một chút vào ngày cuối tuần hoặc sẽ được thưởng thêm tiền nếu chịu làm nhiều việc nhà hơn. Cách này sẽ giúp trẻ hiểu rằng trò chuyện, lắng nghe và bàn bạc tìm giải pháp có thể giúp giải quyết những bất đồng. Hãy cho cháu bé nhà bạn hiểu rằng thái độ hung hăng và bạo lực là những biện pháp không được chấp nhận, mà thay vào đó là nói chuyện bình tĩnh với nhau và lắng nghe lẫn nhau.

Xem thêm:  Nail Art: Blushing Bride | E Ấp

Chia sẻ với con những cuốn sách nói về các vấn đề trong tình bạn – việc này có thể giúp bé hiểu vấn đề đang xảy ra và thấy rằng đó là một phần bình thường của trẻ nhỏ
Với trẻ từ 6 tuổi trở xuống, bạn có thể cho bé đọc cuốn “The Berenstain Bears and the Trouble with Friends” của Stan và Jan Berenstain để giúp trẻ hiểu được những khác biệt giữa bạn bè là thứ có thể được hóa giải. Các bé lớn hơn có thể đọc “Making Choices and Making Friends – the Social Competencies Assets” – một cuốn sách gồm những câu chuyện và ý tưởng giúp trẻ hòa nhập với người khác.

Tránh tra hỏi trẻ về cuộc tranh cãi đó khi trẻ đi học về
Hãy để trẻ biết bạn luôn sẵn sàng lắng nghe nếu trẻ có điều muốn nói – nhưng đừng làm lớn mọi chuyện. Đôi khi những tình huống trẻ gặp phải tự chúng được giải quyết và cháu bé nhà bạn có thể sẽ quên chúng đi hoàn toàn. Thay vì tra hỏi con về những điều như vậy, bạn có thể hỏi con một câu chung chung như: “Ở trường hôm nay thế nào?”. Việc này cho trẻ biết bạn quan tâm đến trẻ và cho trẻ cơ hội nói với những vấn đề trẻ muốn nói.

Khuyến khích con kết bạn với nhiều trẻ khác
Như vậy, mâu thuẫn của bé với một người bạn cũng sẽ không khiến trẻ quá suy sụp vì trẻ còn có những bạn khác để chơi cùng. Bạn có thể mời nhiều bé khác đến nhà chơi với con và để con gia nhập các nhóm, câu lạc bộ nơi những đứa trẻ như con bạn có cùng các mối quan tâm.

Xem thêm:  Trọn bộ 4 Địa chỉ dạy nghề nail uy tín nhất quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2021

Nghiêm túc khi nhìn nhận những nỗi lo âu của trẻ
Nếu cuộc mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng hơn và cháu bé nhà bạn không muốn đến lớp nữa, hoặc nếu cháu bị cô lập hoàn toàn và rất buồn vì điều đó, bạn nên cân nhắc việc nói chuyện với giáo viên của trẻ.

Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

Được gắn thẻ ,