Danh mục: Khoá học nails

  • Recycle hoặc repurpose đồ điện tử cũ để hạn chế rác thải

    Recycle hoặc repurpose đồ điện tử cũ để hạn chế rác thải

    Các món đồ điện tử bị thải ra bãi rác thường rò rỉ những độc tố như chì, thủy ngân và arsenic – rất có hại cho môi trường! Nếu bạn quan tâm đến môi trường sống của mình và của thế hệ tương lai, sau đây là một vài cách để bạn góp phần hạn chế lượng rác thải điện tử không cần thiết:

     - baogiadinh.vnẢnh: annca / Pixabay

    Bước 1: Hạn chế thay mới
    Cũng như việc tránh sử dụng túi nhựa và chai nhựa dùng một lần, chúng ta cũng nên có cố gắng tương tự trong việc tiêu thụ đồ điện tử. Một số người chọn đổi điện thoại hoặc laptop mới sau một hoặc hai năm sử dụng. Nhưng tốt nhất bạn nên mua những sản phẩm có thể được sử dụng lâu dài, kể cả khi đó là đồ điện tử. Nếu sau một thời gian bạn dùng chúng mà các chức năng bạn cần ở chúng vẫn còn hoạt động tốt, thì bạn không thật sự cần đổi sang dùng cái mới.

    Bước 2: Sửa chữa khi có thể
    Có rất nhiều món đồ bị hỏng mà chúng ta có thể sửa chữa để dùng tiếp mà không cần bỏ chúng. Trên thực tế, có rất nhiều tiệm sửa chữa đồ điện tử mà bạn có thể tìm thấy gần nơi bạn sống. Hãy ủng hộ nền kinh tế địa phương và việc này cũng tốt cho môi trường!

    Bước 3: Nhượng lại cho người khác
    Nếu bạn thật sự không còn cần dùng các món đồ điện tử bạn đang có nữa, bạn có thể rao bán chúng trên những website như Craigslist hoặc eBay (trang eBay Giving Works còn có chính sách giúp bạn đóng góp một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận cho tổ chức từ thiện). Bạn cũng có thể bán các món đồ này trực tiếp cho nhưng người mà bạn quen biết nếu họ cần chúng. Ngoài ra, còn có các tổ chức để bạn quyên góp thiết bị điện tử cũ cho mục đích từ thiện như: Goodwill, The Make-a-Wish Foundation, National Coalition Against Domestic Violence, v.v…

    Bước 4: Recycle (Tái chế) đồ điện tử
    Có nhiều đơn vị nhận thu gom rác thải điện tử cho mục đích tái chế – như các box stores, các hãng Staples và Best Buy. Họ tái chế rất nhiều loại thiết bị điện tử, từ TV, máy chơi trò chơi điện tử, cho đến điện thoại, máy vi tính, máy in,… Nhiều nhà sản xuất cũng thu gom rác thải điện tử qua đường bưu điện để tái chế. Bạn nên tính đến phương án này trước khi vứt chúng vào thùng rác.

    Bước 5: Repurpose
    Với những ai khéo tay và thích làm thủ công, có một số cách hay để họ biến những món đồ điện tử cũ thành các vật dụng khác.
    • Smartphone cũ có thể được “chế biến” lại thành đồng hồ báo thức, baby monitor hoặc camera giám sát.
    • Motherboard (Bảng vi mạch) và các nút bấm trên bàn phím máy vi tính cũ thường được dùng để làm trang sức, monitor (màn hình) có thể được dùng làm giường cho thú cưng hoặc mock aquarium trang trí bể cá (có thể không tốt cho cá), tower (vỏ máy tính) có thể được phủ khăn và dùng làm bàn cà phê.
    • Với khả năng sáng tạo, bạn cũng có thể biến các dụng cụ nhà bếp khác đã qua sử dụng thành nhưng món đồ độc đáo: biến máy xay sinh tố thành cây đèn, máy nướng bánh mì thành đèn ngủ, tủ lạnh mini thành kệ sách hoặc thành side table, v.v…

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazize

  • Điều gì khiến một đứa trẻ trở nên nhút nhát?

    Điều gì khiến một đứa trẻ trở nên nhút nhát?

    Nhiều ông bố bà mẹ không biết tại sao con họ lại nhút nhát, và họ không biết phải nuôi dạy đứa con đó như thế nào.

     - baogiadinh.vnẢnh: skalekar1992 / Pixabay

    Một quá trình nghiên cứu lâu dài nhận thấy temperament (khí chất) – hay kiểu phản ứng cảm xúc của một người với môi trường – có thể được nhận diện khi người đó chỉ mới khoảng bốn tháng tuổi. Các nhà nghiên cứu cho các bé bốn tháng tuổi tiếp xúc với những món đồ chơi đơn giản, như một cái mobile (đồ chơi với những hình con thú treo lủng lẳng) và họ quan sát cách các bé này phản ứng với chúng. Những bé bị choáng ngợp hoặc khó chịu trước món đồ chơi treo lủng lẳng này là những bé dễ trở nên nhút nhát nhất khi các bé lớn lên. Các bé này đặc biệt nhạy cảm trước bất cứ thay đổi gì của môi trường và có thể dễ dàng bực bội bởi những thứ thường tình nhất như tiếng chuông cửa hay việc thay tã. Trái lại, những bé phản ứng tích cực trước những thay đổi này, hoặc không phản ứng gì cả, là những bé rất dễ hòa nhập khi đến tuổi đi học.

    Bằng cách này, người ta cũng dự đoán được mức độ nhút nhát hoặc cởi mở của các bé khi các bé vào tuổi dậy thì. Những khác biệt giữa trẻ em nhút nhát và cởi mở còn được thể hiện trong hoạt động não bộ và cấu tạo sinh học của các em. Do đó, giới nghiên cứu cho rằng tính nhút nhát có nền tảng bảm sinh và có thể đã là một phần trong nhân cách của một người từ khi người đó còn rất nhỏ.

    Liệu điều này có nghĩa là chúng ta không thể tác động gì đến việc hình thành shyness (tính nhút nhát) ở một đứa trẻ? Và có phải tính nhút nhát là một nét tính cách đáng lo ngại?

    Chỉ vì khí chất có nền tảng bẩm sinh không có nghĩa rằng nó không thay đổi được. Khí chất của một đứa trẻ có thể thay đổi, các phản ứng tiêu cực của các em bé đối với những sự vật, sự việc mới mẻ có thể trở nên bớt cực đoan theo thời gian. Trên hết, nhút nhát một chút hoàn toàn không có gì sai. Nhiều đứa trẻ có khí chất được mô tả là “slow to warm up” (“chậm thích nghi”), và chỉ cần đôi chút thời gian để điều chỉnh bản thân trước các yếu tố bên ngoài là các bé đã sẵn sàng xông vào cuộc vui. Bạn cần biết thường có khoảng 10-15% trẻ em sinh ra có tính nhạy cảm thái quá. Các bé này chính là người có nguy cơ cao nhất trong việc hình thành tính nhút nhát, và khoảng 40% các bé này thậm chí có thể mắc chứng social anxiety (lo âu xã hội) về sau.

    Vậy thì, nếu bạn có một đứa con quá nhạy cảm và khó thích nghi với hoàn cảnh và con người xung quanh (kể cả khi những hoàn cảnh và con người đó là quen thuộc với bé), có một số cách can thiệp để giúp bé tránh được các vấn đề về lo âu xã hội sau này. Trên hết, một phong cách nuôi dạy con mang tính yêu thương và nâng đỡ có thể sẽ rất hữu ích. Nghiên cứu cho thấy: Khi có một người mẹ nhạy cảm và phản ứng phù hợp với nhu cầu của trẻ, trẻ sẽ ít có nguy cơ trở nên nhút nhát. Do đó, kể các khi các em bé dễ bị kích động nếu được cho làm quen với những tình huống và con người mới, một người cha/mẹ biết an ủi và động viên trẻ có thể giúp trở bớt rụt rè hoặc lo âu.

    Tương tự, phong cách nuôi dạy con có thể đóng vai trò nhất định trong việc giúp các bé – dù là nhút nhát hay cởi mở – xây dựng ý thức đạo đức hoặc lương tâm từ khi còn nhỏ. Ví dụ: Những đứa trẻ rụt rè hoặc dễ căng thẳng thường bực mình khi chúng bị người khác la rầy về việc phá vỡ nguyên tắc. Các bé này cần và phản hồi tốt trước các hình thức kỷ luật dịu dàng, do các bé dễ cảm thấy tội lỗi về những sai phạm của mình. Các bé cởi mở hoặc bạo dạn hơn thì thường không hay có phản ứng trước hình thức kỷ luật dịu dàng và sẽ cần chúng ta chú ý nhiều hơn một chút khi các bé phạm lỗi, do bản tính các bé không dễ căng thẳng.

    Tóm lại, nghiên cứu nhận thấy hạt giống khiến một đứa trẻ có tính nhút nhát hay cởi mở được gieo trồng từ sớm trong đời trẻ, và yếu tố sinh học mang tính ảnh hưởng mạnh. Nhưng, mặt sinh học không phải là định mệnh, nếu bạn có một đứa con rất nhạy cảm trước bất cứ thay đổi nào của môi trường, một phong cách nuôi dạy con khéo léo cho phép đứa trẻ thích ứng với những điều mới theo nhịp độ riêng của bé có thể giúp bé tránh được tâm lý lo âu hoặc sợ hãi trong các tình huống của cuộc sống sau này. Và dù sự nhút nhát mang nền tảng bẩm sinh, không có gì bảo đảm bạn sẽ có hai đứa con với tính khí giống hệt nhau. Rất có thể một trong hai đứa con của bạn có tính nhút nhát, dễ căng thẳng, trong khi đứa còn lại thì nghịch ngợm, ồn ào. Nếu điều đó xảy ra với bạn, điều quan trọng bạn cần nhớ đó là hãy điều chỉnh cách bạn nuôi dạy con cho phù hợp với tính cách từng đứa, do cách nuôi dạy có tác dụng với kiểu tính khí này có thể sẽ không có tác dụng với kiểu tính khí kia.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • “Juuling” ở trẻ vị thành niên – Mối quan ngại của nhiều cha mẹ và bác sĩ

    “Juuling” ở trẻ vị thành niên – Mối quan ngại của nhiều cha mẹ và bác sĩ

    Một số em tuổi “teen” ở Mỹ đang sử dụng thuốc lá điện tử (e-cigarette) và hành vi đó được gọi là “juuling”. Tuy nhiên, Hiệp hội Thực phẩm và Thuốc (Food and Drug Administration) lại tỏ ra quan ngại trước hành vi này và đang xem xét việc đưa ra lệnh cấm thuốc lá điện tử thuộc mọi loại hương vị.

     - baogiadinh.vnĐể qua mắt các bậc cha mẹ, những nhà sản xuất thuốc lá điện tử đã thiết kế sản phẩm này sao cho chúng trông giống một chiếc USB (flash drive), rất dễ ngụy trang. Nhiều em tuổi “teen” rất mê loại thuốc lá điện tử này, nhưng đây lại là mối lo ngại của nhiều ông bố bà mẹ, nhà trường và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

    Các em tuổi “teen” hút thuốc lá điện tử vì cho rằng như vậy không nguy hại gì. Nhưng các bác sĩ cho biết đây là một quan niệm sai lầm. Hút thuốc lá điện tử cũng đưa các hóa chất gây ung thư vào cơ thể – và thuốc lá điện tử có hương vị trái cây mà nhiều em “teen” ưa thích chính là “tội đồ” nguy hiểm nhất.

    Mỗi gói thuốc lá điện tử (Juul pod) có chứa lượng nicotine bằng một gói thuốc lá thông thường hoặc 200 lần rít thuốc lá. Và nicotine là một chất gây nghiện.

    Về phía nhà sản xuất, họ cho biết thuốc lá điện tử cho dành cho người ở tuổi trưởng thành. Trên website của họ, họ chỉ bán hàng cho khách hàng từ 21 tuổi trở lên. Nhà sản xuất cho biết: Các nhà chức trách cần cấm bán thuốc lá cho người chưa đủ tuổi trưởng thành.

    Do “Juuling” không vô hại như nhiều người vẫn tưởng, các bậc cha mẹ cần cho con biết những nguy hại của hành vi này.

    NHỮNG ĐIỀU BẠN CÓ THỂ NÓI VỚI CHÁU BÉ TUỔI “TEEN” NHÀ MÌNH VỀ “JUULING”:

    • Hỏi con xem cháu đã biết gì về “Juuling”.

    • Nói rõ với con rằng bạn sẽ cùng con tìm hiểu về vấn đề này, nhưng hãy cho con biết hút thuốc lá điện tử (“vaping”) là không tốt cho trẻ: “Đừng nghĩ rằng chỉ vì nó không phải thuốc lá thật thì nó sẽ an toàn” (“Don’t believe that just because it’s not a burning cigarette it’s safe”) hoặc: “Thuốc lá điện tử không tốt cho con, và nghiện nicotine cũng không tốt cho con” (“E-cigarettes are not good for you nor is becoming addicted to nicotine”).

    • Nhấn mạnh cho con biết rằng “Juuling” vẫn đồng nghĩa với việc con sử dụng nicotine. Hãy truyền tải cho con những thông điệp mà nhiều thập kỷ qua các chiến dịch sức khỏe vẫn tuyên truyền: “thuốc lá có hại cho con, thuốc lá sẽ làm giảm tuổi thọ, thuốc lá là độc hại” (“cigarettes are bad for you, cigarettes will shorten your life, cigarettes will cause harm”).

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • Phép thử cho mối quan hệ: Nên đi hay nên ở?

    Phép thử cho mối quan hệ: Nên đi hay nên ở?

    Không có người hoàn hảo. Khi bước vào quan hệ tình cảm với một ai đó, theo thời gian bạn sẽ nhận ra những khiếm khuyết của anh/cô ấy.

     - baogiadinh.vn

    Ảnh: Internet

    Chàng liếc trộm cô nàng tóc vàng ở bàn bên trong nhà hàng. Nàng ăn nhiều. Chàng ngủ ngáy. Nàng đi ngủ mà không đánh răng.Chàng mất tới hai mươi phút mỗi sáng để rửa mặt. Nàng bỏ quên miếng băng vệ sinh trong nhà tắm. Chàng không thích bộ phim mà bạn thích. Nàng không thích món ăn mà chàng thích. Chàng thú nhận thời gian đầu làm quen với nàng chàng chỉ giả vờ thích mèo. Nàng “chỉ đạo” cách ăn mặc của chàng. Và nhiều thứ khác.

    Nhưng do đã bỏ nhiều công sức xây dựng mối quan hệ, bạn không muốn liều lĩnh đánh mất người mà trong thời gian đầu tìm hiểu, bạn tin rằng họ là “nửa kia” hoàn hảo của mình. Bạn sợ gây trục trặc cho mối quan hệ hiện tại của mình.

    Những nỗi sợ này gây ra những hành vi thiếu lành mạnh sau đây:

    • Sợ làm mất lòng bạn đời và tự gây cho mình áp lực phải đồng ý và làm theo ý kiến của bạn đời
    • Có khuynh hướng nhún nhường và đè nén bản thân
    • Ngại đối đầu kể cả khi những nguyên tắc của bạn bị thách thức
    • Không dám vạch ra giới hạn vì sợ làm mất lòng bạn đời, sợ bạn đời xa lánh

    Dù những hành vi này có vẻ hợp lý khi hai bạn mới quen nhau (do chúng làm dịu đi những gồ ghề lúc đầu trong mối quan hệ), nhưng chúng lại thiếu khôn ngoan về lâu về dài, vì chúng khiến các bạn không có cái nhìn đúng về nhau, từ đó mất khả năng định hướng bản thân trong mối quan hệ, và cuối cùng là gây thiệt hại cho mối quan hệ.

    Và giữa những hỗn loạn đó, những trăn trở nổi lên: Anh/Cô ấy có phải người dành cho bạn? Hai bạn có thể hạnh phúc bên nhau? Làm sao để bạn biết được câu trả lời?

    Để tìm câu trả lời, có thể bạn sẽ dành nhiều phép thử cho đối tượng. Nhưng không phải phép thử nào cũng đáng tin cậy.

    Sau đây là 10 phép thử thường được dùng nhưng không phải lúc nào cũng cho kết quả đúng:

    1. Anh/Cô ấy luôn nói anh/cô ấy yêu bạn. (Không phải điều gì được nói cũng là thật.)

    2. Anh/Cô ấy nói anh/cô ấy chấp nhận toàn bộ con người thật của bạn. (Có thể anh/cô ấy muốn bạn có một vài thay đổi – phần lớn chúng ta đều vậy.)

    3. Các bạn luôn làm lành với nhau trong phòng ngủ. (Tình dục không làm nảy sinh sự thân mật; mà sự thân mật làm nảy sinh tình dục.)

    4. Các bạn không bao giờ cãi nhau. (Mọi cặp đôi đều có những bất đồng.)

    5. Anh/Cô ấy đối tốt với bố mẹ bạn. (Đó có thể là đóng kịch.)

    6. Anh/Cô ấy đối tốt với các con của bạn. (Đó có thể là đóng kịch.)

    7. Các bạn có thể trò chuyện với nhau cả ngày mà không hết chuyện. (Có thể các đề tài mà các bạn nói tới không phải những đề tài quan trọng.)

    8. Anh/Cô ấy là ưu tiên cho những nhu cầu của bạn. (Không ai là thánh, rất có thể rồi bạn đời của bạn sẽ thấy ấm ức.)

    9. Các bạn có cùng mọi sở thích. (Cuộc sống chung sẽ nhàm chán nếu không ai trong hai bạn theo đuổi những sở thích riêng và đưa nhau vượt khỏi vòng an toàn của mỗi người.)

    10. Anh/Cô ấy nói các bạn là tri kỷ và bạn là “nửa kia” hoàn hảo của anh/cô ấy. (Nếu điều này là đúng, anh/cô ấy không cần phải thuyết phục bạn tin vào nó.)

    Và đây là một bài kiểm tra đáng tin cậy hơn:

    Bạn đời của bạn đối xử với bạn ra sao khi bạn có lỗi?
    Khi bạn nói hoặc làm sai điều gì đó, anh/cô ấy có nhảy dựng lên, chỉ tay năm ngón, công kích bạn, phơi bày cái sai của bạn, hả hê vì mình đúng, vui mừng khi bạn bị đánh bại, lấy làm hài lòng về bản thân vì khôn hơn bạn, và vênh váo vì mình đúng?

    Hay anh/cô ấy vẫn tôn trọng bạn, nhẹ nhàng chỉ ra những thiếu sót của bạn một cách công bằng, cố gắng giúp bạn thấy những cái chưa chính xác trong suy nghĩ của bạn, rộng lượng tha thứ và cảm thông bạn, xem cuộc trò chuyện giữa hai bạn như một cơ hội học hỏi chứ không phải mà màn đấu trí, và sử dụng kỹ năng giao tiếp không phải để làm bạn rơi vào thế yếu mà để củng cố mối quan hệ giữa cả hai?

    Đây có thể là phép thử đáng tin cậy nhất. Vì suy cho cùng, tất cả chúng ta ai cũng có lúc phạm lỗi. Và khi đó, chẳng ai muốn mình bị khinh thường, trù dập. Chúng ta hầu như ai cũng muốn được tôn trọng và được đối xử công bằng.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 9 mẹo giúp bạn lấy lại vóc dáng sau sinh

    9 mẹo giúp bạn lấy lại vóc dáng sau sinh

    Bạn vừa sinh em bé và muốn lấy lại vóc dáng trước khi mang thai của mình? Sau đây là một số mẹo dành cho bạn:

     - baogiadinh.vnẢnh: Internet

    1. Cho cơ thể ít nhất 12 tuần để hồi phục
    Hãy cho bản thân 12 tuần sau khi sinh để nghỉ ngơi trước khi áp dụng bất cứ chế độ giảm cân nào. Cơ thể bạn phải khôi phục lại nội tiết tố (hormone), mật độ nước và nồng độ máu trước thai kỳ. Các hoạt động cắt giảm calories hay hoạt động thể chất nên được bắt đầu sau giai đoạn này.

    2. Tập các động tác cơ bản
    Có các bài tập cơ bản như bài tập sàn xương chậu (pelvis floor exercises) mà bạn nên tập khi đã có thể ngồi dậy mà không thấy đau. Đây không chỉ là những bài tập giúp làm săn chắc các cơ xương chậu mà còn tăng sức mạnh cho phần bụng dưới sau những thương tổn bạn gặp phải trong lúc mang thai và sinh nở.

    3. Chọn thực phẩm thích hợp
    Nhiều phụ nữ mới sinh con thường tìm cách cắt giảm thức ăn của mình. Điều này là sai lầm. Thay vào đó, bạn hãy chọn những thực phẩm lành mạnh, cung cấp dưỡng chất cho bạn và em bé, đồng thời không tích tụ calories. Hãy chọn các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau củ quả và thịt nạc (lean meat). Chúng rất có lợi cho các bà mẹ mới sinh.

    4. Kiểm soát kích thước khẩu phần ăn (portion size)
    Khi mang thai, thông thường bạn sẽ ăn nhiều hơn. Một số phụ nữ vẫn duy trì việc ăn nhiều như khi mang thai sau khi em bé chào đời. Hãy thu nhỏ khẩu phần ăn từ từ và trở lại khẩu phần ăn bình thường của bạn trước khi mang thai nhằm hỗ trợ giảm cân.

    5. Từ tốn với các bài tập
    Dù các bài tập cơ bản sẽ giúp ích sau khi sinh, bạn chỉ có thể tăng cường độ tập luyện ít nhất là sau 6 tuần từ khi sinh con. Hãy cho cơ thể thời gian để thích nghi từ từ với các bài tập, và đặc biệt lưu ý vấn đề này nếu bạn sinh mổ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ cho từng chế độ tập luyện và thời gian tập cụ thể trước khi bạn bắt đầu tập.

    6. Đừng bị ảnh hưởng bởi hình ảnh người nổi tiếng sau sinh
    Nhìn thấy Gwyneth Paltrow sải bước duyên dáng sau sinh hay J Lopez khoe dáng ngon lành sau khi mang thai có thể khiến bạn cũng muốn được như họ. Đừng để những hình ảnh đó làm bạn mất sáng suốt. Hãy lắng nghe các dấu hiệu của cơ thể bạn và chờ thời điểm thích hợp để nhảy vào cuộc chơi.

    7. Đi dạo
    Hãy lôi xe đẩy ra và bước ra ngoài cùng em bé của bạn. Đi dạo với em bé trong xe đẩy vừa tốt cho bé vừa tốt cho mẹ. Đi bộ cũng là một trong những bài tập an toàn nhất và có thể được bạn áp dụng sớm hơn hầu hết các hình thức tập luyện khác sau thai kỳ.

    8. Ăn nhiều bữa nhỏ
    Dù mang thai hay không mang thai, chia lịch ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày là một cách hay để duy trì vóc dáng. Cách này giúp bạn no lâu và cũng giúp bạn giảm cân hiệu quả. Bạn sẽ không bị đói khi lập cho mình lịch ăn thường xuyên và đồng thời chú ý đến những gì mình ăn.

    9. Trân trọng giai đoạn mang thai
    Cơ thể của mỗi phụ nữ đều trải qua những thay đổi lớn về hormone, cảm xúc và hình thể khi mang thai. Và bạn cũng không là ngoại lệ. Có khả năng cơ thể bạn sẽ không trở về phom dáng chính xác ban đầu, nhưng duy trì cho mình tư duy và lối sống lành mạnh có thể giúp ích cho cả bạn và em bé. Hãy hiểu rằng để tạo nên em bé xinh đẹp của mình, bạn sẽ đánh đổi bằng một vài vết sẹo đẹp trên hình thể và đó là điều kỳ diệu của việc làm mẹ.

    Thực hiện các biện pháp kiểm soát cân nặng là tốt, nhưng kiêng khem quá mức hoặc tập luyện kham khổ sẽ không tốt cho bạn, nhất là khi bạn vừa có một thai kỳ vất vả hay đang cho con bú. Bạn nên tiêu thụ ít nhất 1800 đến 2000 calories mỗi ngày khi còn đang cho con bú. Nếu bạn quá mải mê theo đuổi việc lấy lại vóc dáng, cái giá phải trả có thể là em bé nhà bạn sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng mà bé cần tại một trong những giai đoạn quan trọng nhất đời mình.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • Liệu pháp ngâm chân: lợi ích cho sức khỏe

    Liệu pháp ngâm chân: lợi ích cho sức khỏe

    Chăm sóc đôi chân mỗi ngày bằng cách ngâm chân là một liệu pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Nó không chỉ giúp bạn tăng cường sức mạnh đôi chân, mà còn nâng cao sức khỏe cơ thể. Hiểu đúng và thực hiện liệu pháp này giúp bạn thu được hiệu quả tốt nhất.

     - baogiadinh.vnTầm quan trọng sức khỏe đôi chân
    Các nhà y học cổ đại cho rằng: bàn chân chứa ba kinh tuyến (yin meridians) quan trọng bao gồm gan (liver), lá lách (spleen) và thận (kidney). Lòng bàn chân (soles) tiếp đất và mọi yếu tố “âm” lạnh lẽo đều thâm nhập vào cơ thể qua lòng bàn chân. Ngâm chân trước khi ngủ là cách làm ấm các kinh tuyến và loại bỏ lạnh giá hữu hiệu nhất.

    Ngoài ra, bàn chân có tới 60 huyệt đạo quan trọng, có tác dụng nâng đỡ và chịu sức nặng toàn bộ cơ thể. Phía dưới gót chân là một lớp đệm bàn chân nhờ collagen và elastin. Càng lớn tuổi, lượng collagen và elastin giảm, làm lớp đệm chân ngày càng mỏng dần và sức khỏe đôi chân cũng suy yếu.

    Lợi ích của việc ngâm chân
    Ngâm chân (washing feet) là liệu pháp đơn giản dễ thực hiện, giúp giảm căng thẳng, giảm đau nhức xương khớp, tăng tuần hoàn máu và giúp cơ thể khỏe mạnh. Y học phương Đông đã chia ra hiệu quả của việc ngâm nhân trong bốn mùa như sau:

    -Ngâm chân vào mùa Xuân, giúp đẩy bớt khí dương (yang qi) ra, củng cố sức khỏe các cơ quan nội tạng (internal organs).

    -Ngâm chân vào mùa Hè giúp loại bỏ bớt sự ẩm ướt của mồ hôi, làm giảm mệt mỏi do nóng bức, thúc đẩy sự thèm ăn.

    -Ngâm chân vào mùa Thu giúp nuôi dưỡng và tăng cường chức năng của phổi (lung).

    -Ngâm chân vào mùa Đông giúp làm ấm cơ thể (dantian) và tăng cường khả năng chống lại thời tiết lạnh.

    Ngâm chân đúng cách và thường xuyên là liệu pháp chữa bệnh bổ sung cho các chứng bệnh như bệnh ngoài da (skin diseases), đau khớp (joint pain), cao huyết áp (hypertension), mất ngủ (insomnia)…. Nó không chỉ tốt cho sức khỏe đôi chân, mà còn cho cả cơ thể bạn.

    Ngâm chân kết hợp massage chân
    Để tăng hiệu quả kích thích các huyệt đạo dưới lòng bàn chân tốt cho sức khỏe, chúng ta có thể kết hợp việc ngâm chân và massage các ngón chân:

    – Ngón cái (big toe): xoa bóp ngón này giúp thải độc gan, tì và lá lách, kích thích chức năng tiêu hóa.

    – Ngón thứ 2 (second toe): xoa bóp giúp kích thích dạ dày hoạt động tốt.

    – Ngón thứ 4 (fourth toe): xoa bóp ngón chân này giúp kích thích túi mật (gall bladder), giảm chứng táo bón, mỏi lưng.

    – Ngón út (small toe), đặc biệt là mu ngón út: giúp kích thích bàng quang (bladder), các vấn đề tử cung (uterine) ở phụ nữ, hỗ trợ chứng bí tiểu, đặc biệt là giúp ngăn ngừa chứng đái dầm (bedwetting) ở trẻ em.

    -Giữa lòng bàn chân (center of the sole): kích thích thận hoạt động tốt

    Lưu ý khi ngâm chân
    Đun nóng nước cùng thảo dược hay thả thảo dược vào nước nóng. Khi nước còn nóng, bạn đặt chân cách nước một khoảng vừa đủ, sao cho không bị bỏng nhưng vẫn hấp thụ được hơi nước bốc lên. Khi nhiệt độ nước đã ổn, đặt cả bàn chân vào ngâm ngập đến mắt cá chân (ankles), khi hết nóng thì dừng lại.

    -Không ngâm chân hay massage chân ngay khi vừa ăn no hay uống rượu bia. Chỉ ngâm chân sau ăn ít nhất 1 giờ.

    -Thời điểm ngâm tốt nhất vào khoảng 6 pm – 8 pm. Thời gian ngâm ít nhất là 15 phút.

    -Nhiệt độ ngâm chân trong khoảng 86℉-101°F (30°C-38°C). Không vượt quá 114℉ (45°C)

    -Những người bệnh tim, huyết áp thấp hay bị nhức đầu, chóng mặt… không nên ngâm chân với nước quá nóng.

    -Sau khi ngâm chân, hãy lau chân thật khô, giữ ấm chân, tránh gió để chân thư giãn trong 15-20 phút (không đi lại, chạy nhảy).

    Thy Nga – VietBeauty Magazine

  • Quy tắc ứng xử đám cưới cho bố mẹ chú rể

    Quy tắc ứng xử đám cưới cho bố mẹ chú rể

    Trong quá trình chuẩn bị cho ngày cưới của con trai mình, bố mẹ chú rể cũng có những nhiệm vụ nhất định:

     - baogiadinh.vnẢnh: insideweddings.com

    Làm quen
    Theo truyền thống, khi một cặp đôi quyết định kết hôn, nhà trai nên là người đề nghị gia đình hai bên gặp gỡ nhau. Kể cả khi bố mẹ hai bên đã từng gặp nhau hoặc biết nhau rất rõ, thì bố mẹ chú rể cũng nên chính thức gặp mặt bố mẹ cô dâu trước khi quá trình chuẩn bị cho đám cưới bắt đầu.

    Cuộc gặp nên được diễn ra một cách chính thức nhằm tuyên bố tình trạng đính hôn của đôi trẻ và bày tỏ ý nguyện của hai bên trong việc ủng hộ quyết định của con mình. Bố mẹ chú rể có thể gọi điện để mời ông bà sui tương lai đi ăn tối hoặc đơn giản là đi uống cà phê. Truyền thống này có một mục đích đơn giản là: nếu bố mẹ hai bên chưa biết nhau, họ có thể làm quen và duy trì quan hệ tốt đẹp với nhau trong nhiều năm tới.

    Chi phí
    Ngày nay, các cặp đôi thường tự lo liệu các chi phí đám cưới. Nhưng ngày xưa, bố mẹ chú rể thường gánh chi phí cho tiệc tối tổng dợt (rehearsal dinner) và tự đứng ra tổ chức tiệc tối tại nơi họ ở.

    Nếu bố mẹ chú rể chấp nhận gánh toàn bộ hoặc một phần chi phí cưới, họ có quyền yêu cầu đôi trẻ hạ thấp kỳ vọng đối với tiệc tối tổng dợt và tổ chức một bữa tiệc ít tốn kém hơn. Mặc dù nhiều cặp đôi ngày nay vẫn tuân theo truyền thống này, một số cặp đôi khác – độc lập về tài chính – không bắt bố mẹ họ gánh vác chi phí trong đám cưới của họ.

    Trong một số đám cưới, bố mẹ chú rể được yêu cầu chi trả cho nhẫn cưới của cô dâu và thậm chí là cho bộ áo cưới của cô ấy, nhưng điều này là không bắt buộc và hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của đôi trẻ.

    Quy tắc ứng xử cho mẹ chú rể
    Trong ngày cưới, mẹ của chú rể có thể là người khá bận rộn. Bà có trách nhiệm chăm chút và chỉnh sửa áo váy cô dâu, như nếu mẹ cô dâu cũng có mặt, mẹ chú rể có thể để mẹ cô dâu làm những phần việc đó.

    Mẹ chú rể không nên mặc đồ giống đồ của phụ dâu hoặc phụ dâu chính.

    Quy tắc ứng xử cho bố chú rể
    Bố chú rể thường không có vai trò gì lớn trong đám cưới, trừ việc hỗ trợ hoạt động chuẩn bị, nếu được yêu cầu. Ông phải hộ tống các quý bà quý cô đến chỗ ngồi trong nhà thờ khi cần thiết. Nếu bố mẹ chú rể đã ly hôn hoặc tái hôn, tất cả những gì bố chú rể cần làm là hộ tống người vợ hiện tại của mình đến chỗ ngồi (thường là sau lưng mẹ chú rể).

    Những quy tắc ứng xử này không mang tính bắt buộc. Cô dâu chú rể tương lai và gia đình hai bên có thể bàn bạc với nhau để phân công cho nhau những nhiệm vụ phù hợp.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 8 dữ kiện vui có thể khiến bạn thích làm móng hơn

    8 dữ kiện vui có thể khiến bạn thích làm móng hơn

    Vua Louis Philippe của Pháp, Eleanor Roosevelt và Rihanna có điểm gì chung? Có thể bạn không tin, nhưng họ đều rất thích làm móng. Những bộ móng đẹp, được chăm chút cẩn thận là món nữ trang hợp với mọi hình thể, chủng tộc, tuổi tác, và là giải pháp đơn giản nhất để trở nên sành điệu như người nổi tiếng. Làm móng gần như không có tác hại gì – không như phẫu thuật thẩm mỹ hay xăm hình vĩnh viễn. Và có thể, bạn sẽ còn yêu thích làm móng hơn nữa khi biết một số thông tin sau đây:

     - baogiadinh.vn

    Ảnh: royalnailsga.com

    Các vị vua Pháp rất thích làm móng
    Dịch vụ làm móng ra đời vào thế kỷ 19, được xem là một liệu pháp y học hơn là một liệu pháp làm đẹp. Từ “pedicure” và “manicure” vào thời đó dùng để chỉ những người làm công việc này. Một người đàn ông tên Sitts là người đảm nhận vai trò làm móng chân (pedicure) cho vuia Louis Philippe của Pháp.

    Sơn móng có thời chỉ dành cho gái hư
    Thời xưa thường chỉ có những cô gái làng chơi mới sơn móng tay. Sau này sơn móng mới dần trở nên phổ biến và được những phụ nữ sành điệu bắt chước học theo.

    Sơn móng đóng vai trò nhất định trong phong trào nữ quyền
    Những nhân vật tiêu biểu của phong trào đấu tranh giành quyền bình đẳng giới như Frida Kahlo, Simone de Beauvoir và Eleanor Roosevelt là những người yêu thích làm móng.

    Kiểu móng nửa vầng trăng (French manicure) ra đời ở Hollywood
    Kiểu móng này ra đời đáp ứng nhu cầu dành cho một kiểu móng tiện lợi, phù hợp với đòi hỏi phải thay trang phục thường xuyên của các nữ diễn viên.

    Sơn móng OPI nổi tiếng có xuất xứ từ công nghiệp nha khoa
    Ở California, một doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất thiết bị nha khoa của George Schaeffer (doanh nghiệp có tên là Odontorium Products Inc.), lúc ấy đang sử dụng sứ acrylic (acrylic porcelains) để làm răng giả. Nhưng khi nhận thấy tiềm năng của chất liệu này đối với ngành làm móng, Schaeffer và người thân đã chuyển đổi công ty của mình thành OPI Products.

    Madona là người đầu tiên diện màu móng vàng
    Móng màu vàng từng bị mọi người tránh dùng, cho tới khi ca sĩ Madonna là người tiên phong chọn nó.

    Công nghiệp làm móng đang thịnh hành hơn bao giờ hết
    Tạp chí Nails Magazine ước tính có tới 35,000 blog liên quan tới làm móng. Với việc các dòng sản phẩm làm móng ra đều đều hàng năm, những blogger về sơn móng như Michelle Mismas (All Lacquered Up) sẽ không bao giờ hết sản phẩm để đánh giá, cũng như không hết xu hướng để bàn luận.

    Sơn móng có thể là một hành động có ý nghĩa nhân văn
    Từ thập niên 1990, một số màu sơn nhất định đã được dùng để cổ vũ hoạt động nghiên cứu bệnh AIDS và ung thư vú.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • Làm gì để thoát khỏi một cuộc tình không lành mạnh?

    Làm gì để thoát khỏi một cuộc tình không lành mạnh?

    Nhiều người yêu thương một đối tượng nào đó và chấp nhận việc bị đối tượng đó ngược đãi vì họ tin rằng đó là cái giá họ phải trả để có được tình yêu.

     - baogiadinh.vn

    Ảnh: bengaliclicker.com

    Có thể khi mới đến với bạn, đối tượng tỏ ra rất ngọt ngào, cuồng nhiệt, làm bạn choáng ngợp với vô số những cử chỉ và lời nói lãng mạn. Hình tượng ban đầu của đối tượng khiến bạn cho rằng đây chính là chàng trai/cô gái của đời mình. Bạn bám víu vào hình tượng đó kể cả khi tình hình trở nên tồi tệ đi. Bạn thậm chí còn tự biện hộ cho anh/cô ta mỗi khi anh/cô ta làm điều có lỗi với bạn.

    Kết quả là, cuộc đời bạn bị hủy hoại và con tim bạn bị tổn thương. Nhưng cũng có thể, bạn sẽ lại dễ dàng tha thứ cho anh/cô ta và dang tay đón anh/cô ta trở lại cuộc đời mình.

    Các mối quan hệ tình cảm thường muôn hình vạn trạng. Để biết mối quan hệ của mình có phải là mối quan hệ “độc hại” hay không, bạn có thể thử nhìn vào các dấu hiệu sau:

    1. Gia đình và bạn bè của bạn có không thích anh/cô ấy không?
    Những người thân thuộc nhất của bạn có thường xuyên lên tiếng lo ngại cho bạn hoặc chỉ ra được dấu hiệu cho thấy anh/cô ấy đối xử tệ với bạn không? Mặc dù không phải lúc nào họ cũng đúng, nhưng bạn cũng nên cân nhắc khi họ nói họ lo sợ cho bạn.

    2. Bạn có dành hơn một nửa thời gian của mình cho những bất an về mối quan hệ giữa bạn với anh/cô ấy không?
    Lo lắng, suy nghĩ quá nhiều, mất ngủ hoặc khóc lóc thường không phải là các dấu hiệu của một mối quan hệ lành mạnh.

    3. Bạn không tin tưởng anh/cô ấy khi anh/cô ấy không ở cạnh bạn
    Các mối quan hệ nên được xây dựng trên nền tảng lòng tin.

    4. Anh/Cô ấy ngược đãi (abuse) bạn về thể chất hoặc cảm xúc.

    Nếu bạn nhận thấy mối quan hệ của mình là “độc hại”, và bạn không xứng đáng để bị ngược đãi hoặc coi thường, hãy mạnh dạn ra đi.

    Cách chữa lành bản thân sau khi chấm dứt mối quan hệ thiếu lành mạnh:

    1. Chặn (block) số của anh/cô ấy
    Hoặc nếu anh/cô ấy gọi điện cho bạn, đừng nghe máy. Nếu bạn lo rằng mình sẽ không làm chủ được bản thân, hãy giao điện thoại cho một người thân hoặc bạn bè mà bạn tin tưởng.

    2. Đi xa trong vài ngày
    Nếu có thể, việc đi vắng trong vài ngày có thể giúp ích, kể cả khi đó chỉ là đi thăm người thân hoặc bạn bè. Nếu được, hãy kéo dài chuyến đi suốt cả tuần. Bạn cần được những người thân yêu hỗ trợ trong suốt giai đoạn đầu của cuộc chia tay.

    3. Cho phép bản thân khóc và phiền muộn
    Khóc lóc không có nghĩa là bạn yếu đuối, điều đó có nghĩa rằng bạn là con người. Hãy dành cho mình những vật dụng cần thiết trong thời gian này như thật nhiều khăn giấy, đồ ăn vặt ngon lành và nhiều chương trình trên Netflix,… Rất có thể cách này sẽ hữu ích.

    4. Lập danh sách
    Hãy viết ra mọi lý do hợp lý chứng tỏ hai bạn không nên đến với nhau và đặt danh sách đó ở nơi bạn dễ dàng nhìn thấy.

    5. Chú ý sang những vấn đề khác
    Trong lúc tìm cách vượt qua nỗi buồn của việc chia tay, bạn có thể giữ cho mình bận rộn bằng cách trang trí lại căn nhà, học một cái gì đó, chơi thể thao, hoặc tham gia những hoạt động khác mà bạn yêu thích, v.v…

    Cuộc sống quá ngắn ngủi để chôn vùi đời mình với một người không thật sự yêu và tôn trọng bạn. Hãy khôn ngoan, dũng cảm và đối tốt với chính mình.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine