Blog

  • Mẹo ngăn nấm bàn chân: Sấy khô chân sau khi tắm

    Mẹo ngăn nấm bàn chân: Sấy khô chân sau khi tắm

     - baogiadinh.vnDeborah Lippman, một chuyên gia về móng, cho biết bà luôn dùng máy sấy (blow-dryer) sấy khô các ngón chân sau khi tắm.

    Việc này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng Lippman cho biết làm vậy sẽ giúp ngăn bệnh nấm trên bàn chân.

    Bác sĩ chuyên về chân (podiatrist) của Lippman đã mách cho bà mẹo này. Do nấm thường sinh sôi ở những môi trường ẩm ướt; sấy khô ngón chân sẽ giúp nấm không phát triển được trên bàn chân và móng chân.

    Nếu bạn để bàn chân mình khô tự nhiên, bạn có thể mất tới 30 phút để các góc cạnh của móng chân, các kẽ giữa ngón chân khô hoàn toàn. Trong thời gian đó, nấm thường có cơ hội sinh sôi. Sấy khô ngón chân sẽ giúp chân khô chỉ sau khoảng một phút, như vậy sẽ ít có thời gian cho nấm phát triển,

    Lưu ý: Nếu bạn nhạy cảm với đau đớn hoặc với nhiệt độ cao ở các ngón chân, do tổn thương thần kinh vì đái tháo đường (diabetic neuropathy) hoặc vì các nguyên nhân khác chẳng hạn, đừng thử biện pháp này – bạn có thể bị cháy da.

    Nếu không thể dùng máy sấy, bạn có thể dùng một cái khăn giấy để lau bàn chân, kẽ ngón chân và vùng bên dưới ngón chân sau khi tắm. Đừng dùng khăn tắm (mà bạn đã dùng để lau người) lau vùng bàn chân, vì như vậy có thể khiến nấm lây lan.

    Theo Hiệp hội Y tế Chân Hoa Kỳ (American Podiatric Medical Association), cách để ngăn ngừa nấm chân là không mang giày quá chật để chân không bị bí hơi, cũng như thay giày và vớ thường xuyên để giữ chân khô ráo. Nếu bạn đi tắm ở phòng gym, nên sử dụng giày tắm (shower shoes).

    Một trong những dấu hiệu đầu tiên của nấm bàn chân là những đốm nhỏ màu trắng (small white spots) trên móng chân. Các đốm trắng nhỏ hoặc bất cứ sự đổi màu (discoloration) nào của móng hay móng chân dày lên đều có thể là dấu hiệu của nấm mốc. Các biểu hiện khác là da bàn chân khô/bóc vảy (dry/scaly skin on the foot) (có thể là dấu hiệu của nấm da). Nếu bạn bị nấm trên chân, hãy thử dùng các thuốc trị nấm bán đại trà và có thể được mua không cần kê đơn ở các hiệu thuốc. Trong hai tuần nếu tình trạng không được cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa chân.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 7 cách ứng phó với trầm cảm mùa đông

    7 cách ứng phó với trầm cảm mùa đông

    Theo các nhà nghiên cứu, bạn có thể dùng 7 cách sau để chiến thắng trầm cảm mùa đông (winter blues):

     - baogiadinh.vnVận Động
    Mặc dù thời tiết mùa đông thường khiến chúng ta không muốn làm gì, nhưng thể dục thể thao sẽ giúp kích thích sản sinh endorphin và hạn chế trầm cảm. Có nhiều hoạt động cho bạn lựa chọn – từ đơn giản như nhảy múa quanh nhà cho đến tìm đến phòng gym,…

    Nghe Nhạc Vui
    Nghiên cứu cho thấy: Nghe nhạc sôi động cũng giúp tâm trạng bạn phấn chấn hơn. Vì thế, hãy đeo tai nghe hoặc bật nhạc lên – chọn những bài vui tươi như “Happy” của Pharrell Williams chẳng hạn.

    Phơi Mình Trong Ánh Sáng
    Hãy như một cái cây: tìm đến ánh sáng. Ba mươi phút mỗi ngày ở cạnh hộp đèn (light box) có thể giúp thúc đẩy năng lượng ở người bị trầm cảm theo mùa (Seasonal Affective Disorder). Vì thế, nếu bạn thấy sầu muộn, hãy thử di chuyển bàn làm việc của mình đến gần cửa sổ, hít một hơi thật sâu và chờ xem tâm trạng khi ngồi bên cửa sổ có khá lên không.

    Ăn Chocolate
    Theo các nhà nghiên cứu, chocolate là một món ăn cải thiện tâm trạng rất tốt. Bạn chỉ cần ăn một ít cũng đủ phát huy tác dụng.

    Lên Kế Hoạch Đi Chơi
    Cảm giác háo hức khi trông đợi một chuyến du lịch sắp đến cũng giúp bạn cải thiện tâm trạng. Nếu không có điều kiện đi chơi xa, một bữa ăn tối với đám bạn thân cũng đủ có ích cho bạn.

    Ngửi Hương Cam
    Mùi hương của các loại cam quýt cũng có thể giúp thúc đẩy năng lượng và làm bạn tỉnh táo. Màu sắc tươi sáng, vị ngọt tự nhiên và các vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng khiến cam quýt là món ăn lý tưởng.

    Đi Ra Ngoài
    Mặc dù trời không nắng ấm, nhưng không khí trong lành cũng đủ để giúp bạn thấy phấn chấn hơn. Nếu chỗ bạn sống đã qua ngày đông chí (winter solstice), bạn sẽ có nhiều ngày dài và nhiều nắng hơn. Hãy tận dụng điều đó cho các hoạt động ngoài trời: như đi bộ đến chỗ bán đồ ăn trưa hoặc dành ra một ngày chơi trượt ván với gia đình,…

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • Fathers Know Best: Những lời khuyên hay từ các ông bố

    Fathers Know Best: Những lời khuyên hay từ các ông bố

    Với nhiều người, bố họ là người thầy đầu tiên của họ. Nhiều ông bố truyền lại cho con cái mình những lời dạy không thể chí lý hơn. Trong bài này, mời bạn cùng chúng tôi tham khảo một số câu nói minh triết của các ông bố theo lời kể của con họ:

     - baogiadinh.vn
    Ảnh: DamiWurtz / Pixabay

    Thẻ tín dụng
    “If you’re going to use a credit card, make sure you are able to pay it in full every month.” (“Nếu con muốn dùng thẻ tín dụng, hãy đảm bảo rằng con có thể trả đủ tiền cho nó mỗi tháng.”)

    My dad told me this almost 20 years ago and even with the shifts in the economy, it’s helped me to be financially aware of my spending. If you can’t afford to pay it in full, maybe you really can’t afford what it is you want.

    (Bố tôi nói vậy với tôi cách đây gần 20 năm và thậm chí với những biến động của nền kinh tế, câu nói đó vẫn đã giúp tôi ý thức về tiền bạc tôi chi tiêu. Nếu bạn không thể thanh toán đầy đủ cho nó, có thể bạn thật sự không thể trả được tiền cho thứ bạn muốn.)

    Đừng hoảng loạn
    “No matter what, don’t panic!”(“Dù là lý do gì, đừng hoảng loạn!”)

    He was talking about swimming. And how people can drown in the ocean because they panic. But I think this also applies to life itself. When we’re all consumed with fear, we don’t see a way out. You will never make the best decision or have the courage and insight to wiggle your way out of a difficult situation if you panic. Running around like a chicken without its head won’t get you across to the other side. Being calm will.

    (Bố tôi đang nói về việc bơi lội. Và người ta có thể chết đuối trên biển vì họ hoảng loạn. Nhưng tôi nghĩ việc này cũng đúng với cuộc đời. Khi chúng ta bị nỗi sợ xâm chiếm hoàn toàn, chúng ta không thấy lối ra. Bạn sẽ không bao giờ ra được quyết định tốt nhất hoặc có dũng cảm và trí khôn để thoát khỏi một tình huống khó khăn nếu bạn hoảng loạn. Chạy lung tung như một con gà mất đầu sẽ không giúp bạn đến được bờ bên kia. Sự bình tĩnh mới làm được điều đó.)

    Các mục tiêu
    “My father, I was crazy about him, he was tough, but fair. He always would say the reason I’m being so tough on you now while you’re little is because it will be easier for you when you grow older. He was right…My father told me when I was a small boy, he strongly recommended I set my goals so high that I couldn’t achieve it in my lifetime because he had set his goals. He set a goal after the depression that he would be a millionaire and have a yacht and a plantation. And he had a small plantation and a small yacht and he was a millionaire. And he couldn’t refocus his life. He said, ‘I made a mistake doing that. I’m in a lot of trouble now because I’ve achieved my goals.’ And he said, ‘Please set your goals so high that you can’t achieve them,’ so I’m trying to help save the world and that’s probably higher than…I don’t anticipate achieving them completely. But I’d like to.”

    (“Bố tôi, tôi hâm mộ ông ấy lắm, ông nghiêm khắc, nhưng công bằng. Ông luôn nói rằng lý do ông nghiêm khắc với tôi bây giờ khi tôi còn nhỏ là vì khi tôi lớn lên mọi thứ sẽ dễ dàng hơn với tôi. Ông đã đúng… Bố tôi nói với tôi khi tôi còn là một cậu bé, ông nhiệt tình khuyên tôi đề ra những mục tiêu cao đến mức tôi không thể đạt được trong đời mình, bởi ông cũng đã đặt mục tiêu cho chính ông. Sau cuộc suy thoái ông đặt mục tiêu trở thành triệu phú và có du thuyền và một đồn điền. Và rồi ông có được một đồn điền nhỏ, một du thuyền nhỏ và ông trở thành một triệu phú. Nhưng ông đã không thể tìm lại mục tiêu cho cuộc đời mình. Ông bảo: “Bố đã phạm sai lầm khi làm điều đó. Giờ đây bố vướng vào rắc rối bởi bố đã thực hiện được những mục tiêu của mình.’ Và ông nói: ‘Con hãy đề cho mình những mục tiêu cao đến nỗi con không thể đạt được chúng’, vậy là tôi đang cố gắng cứu thế giới và mục tiêu đó có lẽ cao hơn… Tôi không nghĩ là mình sẽ thực hiện được điều đó một cách hoàn toàn.Nhưng tôi mong mình làm được.”)
    – Ted Turner trong Oprah’s Master Class

    Tính kỷ luật
    “His favorite word was always discipline. He would always say that if you don’t have discipline you won’t get anywhere and I think he is 100 percent right. To be successful there are sacrifices that you have to pay. It does not come easy.”

    (“Cụm từ yêu thích của ông ấy luôn là tính kỷ luật. Ông bảo rằng nếu bạn không có tính kỷ luật, bạn sẽ chẳng đi được tới đâu và tôi nghĩ ông nói đúng 100 phần trăm. Để thành công bạn cần phải đánh đổi bằng những hy sinh. Nó không đến một cách dễ dàng.”)
    – Enrique Iglesias nói về bố Julio Iglesias trên Reuters.com.

    Mạo hiểm
    “By example, my father taught me: Don’t be afraid to take risks; dare to be a leader and not a follower; dare to stand alone and not always follow the crowd; know when to speak out and know when to shut up; and finally, reach for the moon–you just might catch a star.”

    (“Bằng cách noi gương, bố tôi dạy tôi: Đừng sợ mạo hiểm; hãy can đảm làm một người lãnh đạo chứ đừng làm kẻ đi theo người khác; hãy dám đứng một mình và đừng lúc nào cũng chạy theo đám đông; hãy biết khi nào cần lên tiếng và biết khi nào cần im lặng; và cuối cùng, hãy nhắm tới mặt trăng – biết đâu con có thể bắt được một ngôi sao.”)
    – Natalie Cole nói về bố Nat King Cole trong `The Best Advice My Father Gave Me

    Người khác
    “My father always said, ‘Don’t worry about what everyone else is thinking, because they’re too busy worrying about themselves to really think about you.’ It’s so easy to get self-obsessed or to judge yourself based on others, but it’s so silly.”

    (“Bố tôi luôn nói: ‘Đừng lo về việc người khác nghĩ gì, vì họ quá bận việc lo cho chính họ nên chẳng còn tâm trí nào mà nghĩ về con đâu.’ Thật dễ rơi vào tâm lý tự ái hoặc đánh giá bản thân dựa trên người khác, nhưng điều đó thật ngốc nghếch.”)
    – Jennifer Grant nói về bố Cary Grant trên Parade.com.

    Đam mê
    “I was nervous about telling my father when my son wanted to leave college and pursue his interest in music. But instead of saying, ‘He oughta finish school,’ Daddy said, ‘Good for him.’ He told us it’s not about the money—just follow your passion. He’s always supported everything we’ve done.”

    (“Tôi rất sợ phải nói với bố mình rằng con trai tôi muốn nghỉ học đại học và theo đuổi niềm đam mê âm nhạc của nó. Nhưng thay vì bảo: ‘Thằng bé phải học xong đại học’, bố tôi nói: ‘Mừng cho nó.’ Ông bảo chúng tôi rằng đừng theo đuổi tiền bạc – hãy theo đuổi đam mê. Ông luôn ủng hộ mọi việc chúng tôi làm.”)
    – Susie Buffett nói về bố Warren E. Buffett tren Parade.com.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 7 loại thực phẩm bạn nên trữ trong freezer cho mùa đông

    7 loại thực phẩm bạn nên trữ trong freezer cho mùa đông

    Một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất là điều nên được chúng ta duy trì trong cả năm. Một số loại thực phẩm sau đây có thể được bạn trữ đông và đem ra dùng để giúp bữa ăn trong các tháng lạnh của bạn đảm bảo sự lành mạnh và bổ dưỡng:

     - baogiadinh.vnẢnh: dbreen / Pixabay

    Rau củ quả
    Bạn hãy cố gắng ăn rau củ quả đa dạng trong suốt năm. Vào mùa đông, để có thể tiêu thụ các loại rau củ quả trái mùa, từ mùa hè bạn hãy trữ những quả blackberries và blueberries cuối cùng của mùa hè trong tủ đông, sau đó đem ra ăn dần. Ngoài ra, bạn cũng có thể trữ đông các quả chuối. Rau xanh cũng nên là món được bạn trữ đông để dùng trong các tháng lạnh. Hãy trữ các loại green beans, peas, squash và broccoli,…

    Cách trữ đông chuối: Bỏ vỏ, gói từng quả trong plastic wrap rồi cho vào freezer bag, đóng miệng túi lại, sau đó cho vào tủ freezer. Bạn cũng có thể để nguyên vỏ chuối khi trữ đông chuối; chỉ cần defrost đôi chút trước khi dùng.

    Cách trữ đông rau củ: Rửa sạch trước khi đem trữ đông. Với các loại bầu bí, hãy cắt chúng thành miếng nhỏ để dễ nấu sau khi đem rã đông.

    Tùy vào chủng loại, rau củ quả được trữ đông có thể có hạn sử dụng từ vài tháng đến một năm.

    Lưu ý: Rau củ và trái cây có thể bị “dính” vào nhau khi được trữ đông. Vì vậy bạn hãy xếp các miếng trái cây thành một lớp duy nhất trên baking sheet. Đặt sheet đó vào freezer và không che phủ gì trên sheet, trong ít nhất một giờ hoặc cho tới khi trái cây đã đóng băng hoàn toàn. Sau đó cho đống trái cây đó vào container (như freezer bag chẳng hạn), rồi đóng miệng bag lại thật chặt.

    Sauces và soups
    Các loại sauces và soups được dùng để trữ đông tốt nhất không nên chứa cream hoặc milk. Nếu muốn, bạn có thể cho cream hoặc milk vào sauces và soups sau khi đã rã đông chúng.

    Thay vì dùng hộp chứa cồng kềnh, bạn nên dùng freezer bags. Chỉ lưu ý là chừa khoảng trống giữa mỗi túi trong tủ đông do chất lỏng thường nở ra khi được đông lạnh.

    Mẹo nhỏ: Bạn muốn trữ đông chicken noodle soup? Các loại noodles có thể bị bở rệp khi được rã đông. Vì vậy hãy thử cho luôn noodles vào nồi hâm khi bạn hâm lại soup.

    Nuts và herbs
    Có thể bạn sẽ thấy lạ khi chúng tôi khuyên bạn trữ đông nuts (quả hạch), nhưng nhiều loại quả hạch (như walnuts) chứa hàm lượng tinh dầu cao, nghĩa là chúng có thể bị hư hỏng khi được cất giữ ở nhiệt độ phòng. Việc trữ đông sẽ giúp hạn sử dụng của chúng kéo dài hơn.

    Nếu bạn thấy các loại herbs hay bị hư hỏng khi bạn bỏ chúng trong tủ lạnh, hãy thử trữ chúng trong tủ đông. Với mint và thyme, một cách trữ đông thú vị là: Đầu tiên, rửa sạch và để chúng hơi ráo nước; sau đó thái nhỏ, cho vào các ice cube tray rồi đổ nước vào, tiếp theo là đặt ice cube tray vào tủ đông. Khi nước đã đông thành các cục nước đá, bạn có thể lấy chúng ra rồi cho vào freezer bag.

    Mách nhỏ: Thay vì dùng nước, bạn có thể cho dầu olive oil vào ice cube tray có chứa herbs để trữ đông.

    Ginger root (Củ gừng)
    Củ gừng cũng là một loại gia vị giúp món ăn của bạn thêm thơm ngon và tạo cảm giúp ấm bụng. Để trữ đông củ gừng, bạn có thể cho chúng vào một cái bịch nylon (không cần lột vỏ củ gừng) rồi đặt chúng trong tủ đông. Khi nào cần dùng củ gừng, hãy lấy lượng gừng muốn dùng ra rồi dùng dao lột bỏ vỏ, tiếp theo là nạo hoặc đập dập hay cắt chúng thành những miếng nhỏ rồi đem chúng đi chế biến cùng thức ăn.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021

    Các hair stylists dự báo các kiểu tóc sau đây sẽ được nhiều người nổi tiếng ưa chuộng trong năm nay:

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vnModern Shag
    Kesha diện modern shag (với wet styling) đến lễ trao giải AMAs năm nay.

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vnModern Shag
    Kiểu shag của Taylor Swift trông nữ tính và tiện dụng.

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vnModern Shag
    Kiểu tóc long shag của Selena Gomez có flipped-up ends (ngọn tóc vểnh lên), là một nét mới cho kiểu shag cổ điển.

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vnRounded ‘Fro
    Tóc xoăn tự nhiên đang được ca ngợi. Tracee Ellis Ross trông hiện đại và đẹp nhẹ nhàng với những lọn tóc xoăn của cô.

     - baogiadinh.vnRounded ‘Fro
    Mái đầu xoăn được chẻ ngôi lệch của Teyonah Parris.

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vn

    Rounded ‘Fro
    Với Jessica Williams, phần tóc gáy được cắt ngắn trong khi tóc phần đỉnh được để dài.

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vn

    Short Bangs
    Mốt tóc mái của năm nay là dài ngay trên lông mày, không phải baby bangs hay curtain bangs.

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vn

    Short Bangs
    Short bangs không cần phải dày đều. Trên thực tế, độ thưa của tóc mái như Krysten Ritten chọn giúp làm phần tóc mái trông dịu đi và thu hút sự chú ý của mọi người cho cặp mắt của cô.

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vn

    Short Bangs
    Kiểu tóc mái của Kendall Jenner.

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vn

    The New Pixie
    Mái tóc siêu ngắn của Ciara trông rất hiện đại!

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vn

    The New Pixie
    Mái tóc pixie của Zoë Kravitz.

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vn

    The New Pixie
    Mái tóc tém của Kaia Gerber.

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vn

    One Length
    Kiểu tóc one-length cut của Awkwafina.

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vn

    One Length
    Kim Kardashian nổi tiếng với phong cách tóc one-length.

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vn

     

    One Length
    Kiểu tóc one-length của Hunter Schafer, hợp với những ai thích để tóc dài mà không thích cắt tóc tầng. Với kiểu tóc này, khi hè đến, bạn có thể cột tóc đuôi ngựa rất dễ dàng!

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vn

     

    The New Bob
    Kiểu tóc blunt và one-length của Julianne Hough.
    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vn
    The New Bob
    Maya Hawke chọn kiểu choppy bob quyến rũ, đẹp không thua blunt bob.

    6 phong cách làm tóc sẽ là xu hướng năm 2021 - baogiadinh.vnThe New Bob
    Chic blunt bob của Kristen Bell.

    Getty Images
    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • Diện jewel tones vào mùa lạnh

    Diện jewel tones vào mùa lạnh

    Các tông màu đá quý như xanh sapphire, đỏ ruby, tím amethyst, vàng citrine và xanh emerald rất được ưa chuộng vào mùa đông. Trang phục màu đá quý sẽ khiến người mặc thêm nổi bật và bừng sáng giữa trời đông u ám. Trong bài này, chúng tôi xin gợi ý đến bạn một số cách phối đồ có tông màu đá quý:

    Diện jewel tones vào mùa lạnh - baogiadinh.vnSapphire Blue
    Xanh dương là màu tượng trưng cho sự bình yên và lòng trung thành. Nó thường được phối với những màu như xanh emerald hoặc vàng citrine. Bạn có thể kết hợp những chất liệu mềm mại như lông thú giả hoặc nhung để các màu đậm như xanh sapphire trông bớt nặng nề.

    Diện jewel tones vào mùa lạnh - baogiadinh.vnEmerald Green
    Xanh lục bảo là màu tượng trưng cho sự sáng tạo và tính hiệu quả. Khi kết hợp với màu cream, beige hoặc brown, nó tạo cảm giác thư thái cho các giác quan.

    Diện jewel tones vào mùa lạnh - baogiadinh.vnAmethyst Purple
    Màu tím được xem là màu tượng trưng cho sự vương giả, lòng can đảm và sự xuất chúng. Là sự kết hợp giữa màu đỏ (tượng trưng cho sự kích thích) và xanh dương (tượng trưng cho sự yên bình), màu tím được xem là một color dichotomy (màu lưỡng phân) hoàn hảo. Nếu bạn muốn thêm một chút kịch tính vào tủ đồ của mình, chúng tôi xin đề xuất bạn đầu tư cho bản thân một món trang phục tím thạch anh – như một chiếc đầm tím đơn sắc – cùng với giày và túi xách cùng màu.

    Diện jewel tones vào mùa lạnh - baogiadinh.vnRuby Red
    Màu đỏ rất nổi bật và thường là màu của quyền lực, địa vị và ham muốn. Bất cứ khi nào bạn muốn mình tự tin hơn, hãy diện màu đỏ. Bạn có thể phối màu này với những trang phục có màu sậm hơn như quần mid/dark wash jeans và giày bootie màu đậm.

    Diện jewel tones vào mùa lạnh - baogiadinh.vnCitrine Yellow
    Vàng citrine là một trong những màu tiện dụng nhất trong gia đình màu đá quý. Quần màu brown hoặc màu gray phối với áo len cổ đổ màu vàng citrine là cách phối đồ phù hợp để di làm. Giày Oxblood loafers và quần light denim jeans phối với áo màu vàng citrine có thể được dùng để đi chơi cuối tuần.

    CÁCH BỔ SUNG CÁC TÔNG MÀU ĐÁ QUÝ VÀO TỦ QUẦN ÁO CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU:

    1. Bắt đầu với phụ kiện
    Nếu chưa đủ tự tin để diện những trang phục màu đá quý, bạn hãy bắt đầu với phụ kiện để tạo một chút màu sắc cho bề ngoài của mình. Đó có thể là một sợi dây chuyền màu đá quý, hay một chiếc khăn choàng màu đá quý, hoặc một chiếc túi xách màu đá quý, v.v…

    2. Áo sơ-mi
    Một món trang phục nổi bật – như một chiếc áo peplum hoặc một chiếc áo blouse bằng lụa có màu đá quý – sẽ giúp bạn trở nên nổi bật khi bước xuống đường vào mùa lạnh. Bạn có thể phối chúng với áo sweater mềm có tay dài ba phần tư để giữ ấm.

    3. Áo đầm
    Diện lên người cả bộ đầm màu đá quý là một cách để nói “Tôi đến rồi!” với những người xung quanh. Để giữ ấm, bạn có thể mặc thêm quần tights và áo camisole bên trong, một chiếc áo khoác len hoặc áo jacket bằng lông thú giả bên ngoài áo đầm.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 5 biểu hiện của tình yêu vô điều kiện

    5 biểu hiện của tình yêu vô điều kiện

     - baogiadinh.vnẢnh: pixel2013 / Pixabay

    Unconditional love (tình yêu vô điều kiện)? Nó có tồn tại không? Có. Nhưng không phải ai cũng tìm thấy nó cho mình. Tình yêu vô điều kiện được xem như hình thái tình yêu thuần khiết nhất, là chuẩn mực vàng của tình yêu, là niềm hạnh phúc tuyệt đỉnh mà nhiều người mong muốn đạt được. Vậy, như thế nào là yêu vô điều kiện?

    1. Tình yêu vô điều kiện là một lựa chọn, chứ không phải một nghĩa vụ
    Dành cho bạn đời một tình yêu vô điều kiện không có nghĩa là chúng ta sẽ yêu – hoặc ở lại với người đó – bất chấp mọi thứ. Bản thân chúng ta luôn có quyền trao tình yêu cũng như có quyền ra đi. Nếu ai đó ngược đãi bạn, hoặc đối xử tệ với bạn và các con của bạn, kìm hãm cuộc đời bạn, khiến bạn không hạnh phúc, thì bạn không có nghĩa vụ ở lại hoặc nghĩa vụ tiếp tục trao tình yêu cho người đó. Có thể trong bạn tình yêu dành cho người đó vẫn còn, nhưng bạn không phải bắt mình tiếp tục ở lại để chịu đựng tổn thương. Bạn vẫn yêu người đó, nhưng hãy cho anh/cô ta biết bạn yêu bản thân mình trước tiên, bạn không phải ép mình ở lại trong một mối quan hệ không hạnh phúc và gây thương tổn. Nghĩ rằng mình có “nghĩa vụ” yêu ai đó vô điều kiện sẽ khiến bạn trở thành nạn nhân và không thể thoát ra. Hãy chọn ở bên người tôn trọng bạn, yêu thương bạn, đối tốt với bạn và giúp cuộc sống bạn thêm giàu đẹp – điều đó tạo nền tảng cho tình yêu vô điều kiện bạn dành cho người đó nảy nở và phát triển.

    2. Tình yêu vô điều kiện không có nghĩa là tha thứ vô điều kiện
    Bạn đời bạn nói hoặc làm điều gì đó khiến bạn tổn thương nghiêm trọng. Hoặc anh/cô ta tái phạm một lỗi lầm nào đó hết lần này đến lần khác… Tình yêu vô điều kiện không có nghĩa là bạn xuề xòa cho qua. Bạn có quyền yêu cầu bạn đời mình xin lỗi, có quyền nhận lời xin lỗi của anh/cô ta, nhưng bạn không có nghĩa vụ phải tha thứ vô điều kiện. Mà anh/cô ta phải cam kết sửa đổi để bạn có thể tiếp tục yêu anh/cô ta vô điều kiện. Bạn có quyền chỉ ra lỗi lầm của anh/cô ta, và không cần phải chấp nhận những cái cớ vớ vẩn anh/cô ta đưa ra để biện minh cho những lỗi lầm đó, bạn không cần phải miễn cưỡng tha thứ hết lần này đến lần khác cho anh/cô ta chỉ để đổi lấy bình yên giả tạo cho gia đình. Để xứng đáng với sự tha thứ của bạn, anh/cô ta phải thay đổi hành vi của bản thân, từ đó mối quan hệ của cả hai mới thật sự tiến triển và tình yêu vô điều kiện của bạn tiếp tục được nuôi dưỡng.

    3. Tình yêu vô điều kiện không phải là một kiểu tình yêu, mà là một cách yêu
    Nếu bạn có con, có thể bạn sẽ hiểu cảm giác mình vừa yêu thương con vừa ghét việc gì đó con làm. Lỗi lầm của cháu không làm bạn ngưng yêu con mình; nhưng nó sẽ thôi thúc bạn cư xử với con khác đi tại thời điểm đó để tìm cách uốn nắn con. Vì thế, nói “Tôi yêu bạn đời mình vô điều kiện” không có nghĩa là bạn yêu với một sự thuần khiết phi thực tế xuyên suốt mọi tương tác bạn có với anh/cô ấy. Thay vào đó, nó có nghĩa là trong mỗi tương tác giữa bạn với anh/cô ấy, cách ứng xử của bạn đều bắt nguồn từ tình yêu thương: bạn cư xử với bạn đời một cách bình đẳng và tôn trọng, bạn không phán xét và không tìm cách kiểm soát anh/cô ấy, bạn không dùng những mánh khóe hèn hạ và không lợi dụng những điểm yếu của anh/cô ấy để chống lại anh/cô ấy. Đó là những điều kiện bạn không vi phạm.

    4. Tình yêu vô điều kiện có những giới hạn của nó
    Và những giới hạn đó không phải là sự ích kỷ. Giới hạn không có nghĩa là bạn nói bạn chỉ yêu anh/cô ấy nếu anh/cô ấy làm x, hoặc bạn sẽ không yêu anh/cô ấy nếu anh/cô ấy làm y. Mà giới hạn ở đây có nghĩa là bạn hiểu rõ những chuẩn mực giá trị của mình và những gì trái với chuẩn mực giá trị của bạn. Trong một số tình huống, đặc biệt là trong các mối quan hệ có những xung đột không thể hòa giải, người trong cuộc sẽ phải đưa ra những hậu quả (như bỏ nhau) khi giới hạn nào đó bị xâm phạm. Nhưng trong một mối quan hệ có sự tồn tại của tình yêu vô điều kiện, không nhất thiết phải có hậu quả; hoặc hậu quả chỉ thường là người có những giới hạn bị xâm phạm cảm thấy buồn/tổn thương/…, và khi biết hành động/lời nói nào đó của mình có thể vi phạm các chuẩn mực giá trị của bạn đời, chúng ta sẽ cố hết sức mình để không có những hành động/lời nói đó – bởi chúng ta không muốn làm buồn/làm tổn thương anh/cô ấy. Cho nhau biết những giới hạn của bản thân cho phép chúng ta biết được cảm xúc của nhau, và từ đó tôn trọng những giới hạn đó để không làm tổn thương cảm xúc của nhau – vì chúng ta yêu thương nhau chứ không phải vì sợ bị trừng phạt. Nếu chúng ta không thể bày tỏ rõ ràng các giới hạn của bản thân cho bạn đời mình biết, bạn đời chúng ta có thể vô tình vi phạm giới hạn và làm chúng ta tổn thương một cách không cố ý. Và khi đó thì chúng ta tức giận – mà bạn đời của chúng ta thì không hiểu vì sao. Thế là theo thời gian, mối quan hệ của chúng ta có thể bị xói mòn.

    5. Tình yêu vô điều kiện không phải tình yêu một phía
    Nếu bạn yêu người bạn đời của mình vô điều kiện, như mô tả ở trên, nhưng anh/cô ấy không yêu lại bạn như vậy, thì đó không phải tình yêu vô điều kiện – đó là một sự hy sinh mang tính tự hủy hoại. Tình yêu vô điều kiện là cả hai cùng giúp nhau vươn tới một tình yêu lành mạnh nhất và hai bạn không ai hủy hoại ai. Nếu một trong hai bạn không yêu hay thậm chí ngược đãi người kia, cái “tình yêu vô điều kiện” của người còn lại sẽ không giúp chữa lành hay làm thay đổi người bạn đời. Sự cho-nhận mất cân bằng thậm chí còn khiến người có “tình yêu vô điều kiện” trở nên cay đắng và căm hận. Yêu bạn đời một cách vô điều kiện và yêu cầu anh/cô ấy cũng yêu bạn như vậy là cách để cả hai cùng tôn trọng giá trị bản thân mình, và từ đó cải thiện mối quan hệ của hai người.

    Bỏ mặc chính mình, hy sinh hạnh phúc của bản thân, che giấu tính cách thật của mình, và từ bỏ những ước mơ của bản thân – tất cả những điều này không phải là tình yêu vô điều kiện. Mà đó là đầu hàng vô điều kiện. Để có được sự thân mật đúng nghĩa, bạn cần phải cởi bộ giáp của mình xuống. Nhưng hãy nhớ, trái tim của bạn là thánh địa.

    Chúc bạn sẽ tìm được cho mình tình yêu đúng nghĩa!

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 7 ý nghĩ nên từ bỏ khi bạn già đi

    7 ý nghĩ nên từ bỏ khi bạn già đi

    Khi bạn dần có tuổi, các suy nghĩ sau đây có thể sẽ xuất hiện trong bạn. Nhưng chúng độc hại, làm bạn tổn thương và sẽ kìm hãm sự tiến hóa của bạn. Hãy nhận diện và thay thế chúng bạn những suy nghĩ phù hợp hơn:

    7 ý nghĩ nên từ bỏ khi bạn già đi - baogiadinh.vn

    Ảnh: DariuszSankowski / Pixabay

    1. It’s too late for me. (Mọi chuyện đã quá muộn với tôi rồi.)
    Đây là một ý nghĩ không tốt. Dĩ nhiên, có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thứ trong đời: như sinh con, cao thêm vài phân, hoặc hẹn hò với thần tượng của mình,…, nhưng khi “Mọi chuyện đã quá muộn với tôi” trở thành phương châm sống của bạn, tức là bạn đang đầu độc chính mình và ngăn cản bản thân đến với những cơ hội.

    Tuổi già vẫn là không quá muộn để làm rất nhiều thứ. Khi bạn nhận ra mình đang có suy nghĩ “Mọi chuyện đã quá muộn với tôi”, sao không bắt tay vào làm ngay điều mà bạn cho là “đã muộn”? Hãy bắt tay vào tập luyện cho cuộc đua xe đạp cấp quốc gia nếu đó là điều từ nào đến giờ bạn vẫn muốn làm! Hãy tham gia một khóa học kinh doanh nếu đó vẫn là ước mơ bạn nung nấu trong lòng!…

    Khi suy nghĩ là thuốc độc, hành động sẽ là thuốc giải độc.

    2. My best self is behind me. (Những tháng ngày tươi đẹp nhất của tôi đã lùi lại phía sau.)
    Suy nghĩ này sẽ khiến bạn buồn phiền, bởi bạn tin rằng giai đoạn tốt đẹp nhất của mình đã qua, đã mất đi mãi mãi. Cũng dễ hiểu nếu bạn nghĩ rằng những năm đôi mươi bạn có hình thể đẹp nhất; hay khi bạn còn trẻ lối sống của bạn rất năng động,… Thật khó để buông bỏ điều gì đó mà chúng ta từng yêu quý. Nhưng thay vì khóc thương cho một vài giai đoạn nào đó trước đây trong đời, sao bạn không tiếp tục phấn đấu?

    Hãy tin rằng theo thời gian bạn sẽ ngày càng trở nên tuyệt vời hơn. Phần tốt đẹp nhất vẫn chưa đến. Hãy lập danh sách những điều độc đáo, riêng biệt và tuyệt vời ở bạn. Viết những ưu điểm mà bạn thích ở bản thân mình lên những tờ giấy nhắn và dán chúng ở những nơi bạn dễ thấy.

    Hãy lập kế hoạch để khiến phần đời còn lại của bạn rực rỡ hơn. Chúng ta ai cũng có quãng đời mình bỏ lại sau lưng, nhưng chúng ta cũng còn một cuôc đời để sống ngay lúc này. Hãy cố hết sức mình tô điểm cho phần đời còn lại đó.

    Đừng nghe lời người khác. Bạn hãy quyết định quãng đời còn lại của mình. Biến nó thành một câu chuyện khiến bạn hạnh phúc.

    3. Nobody wants to hear from an old man/woman. (Không ai muốn nghe một ông/bà già nói chuyện.)
    Có thật không? Sao bạn biết không ai muốn nghe? Gần đây bạn có cố gắng nói điều gì hay ho không? Bạn có mạnh dạn lên tiếng không? Hay bạn chỉ suy diễn là không ai thèm nghe mình? Có điều gì bạn thật sự muốn nói không? Đâu là những thông điệp quan trọng mà bạn muốn truyền đạt?

    Chúng ta dễ cảm thấy mình mất đi chỗ đứng khi chúng ta già đi. Nhưng đừng viện cớ rằng không ai muốn nghe bạn, nhất là khi bạn không chịu nói gì.

    Điều quan trọng nhất là hãy nói những điều thật sự ý nghĩa với bạn. Kể chuyện. Động viên ai đó. Viết blog. Và nhiều hình thức khác. Để tìm thấy những điều có ý nghĩa với bản thân, bạn phải lắng nghe chính mình. Bạn phải tìm ra những gì khiến bạn trăn trở và chú ý.

    Vài câu chuyện phiếm xã giao thiếu chiều sâu không đủ để lôi kéo sự chú ý. Bạn có thể thử nghiệm nhiều cách khác nhau. Hãy thử bắt đầu bằng cách kể cho những người ngồi cùng bàn ăn tối với bạn một câu chuyện hài hước, nhiều thông tin thú vị và lôi cuốn.

    4. Kids today… (Bọn trẻ bây giờ… )
    Khi bạn thể hiện sự bất mãn với thế hệ trẻ bây giờ, tức là bạn đang nói về cách giáo dục của thế hệ mình, của bà của mẹ mình. Thái độ đó mệt mỏi và già cỗi lắm.

    Sự thật là: Tuổi trẻ thời nào cũng tuyệt vời. Chỉ là mỗi thời có những khác biệt riêng. Tuổi trẻ ngày nay có những vấn đề riêng, thời thế riêng và những tri thức mới. Nếu bạn phán xét thanh niên bây giờ, tức là bạn đang đánh mất cơ hội kết nối với giới trẻ theo những cách ý nghĩa; và bạn cũng mất cơ hội tiếp cận tri thức mới, sức sống mới và những điều phi thường khác.

    Lời khuyên cho bạn: Hãy quan tâm đến các thế hệ trẻ. Kết bạn với chúng. Đặt cho chúng những câu hỏi mà bạn trăn trở. Đọc sách chúng đọc. Nghe nhạc chúng nghe. Nhảy những điệu nhảy của chúng. Lắng nghe những tư tưởng, quan điểm, thái độ của chúng với một tư duy cởi mở.

    Cách hay nhất để trưởng thành ở độ tuổi này không phải là tìm cách cho bản thân trẻ mãi, mà là tiếp thu những ảnh hưởng của giới trẻ.

    5. The past matters more than the future. (Quá khứ quan trọng hơn tương lai.)
    Nếu thật vậy, thì chúng ta đầu tư cho tương lai của mình làm gì? Nếu quá khứ quan trọng hơn, thì chúng ta đã có thể tự mãn vì những gì đã đạt được, rồi ngồi lì trên ghế xem TV, nhậu cho đã, bỏ mặc thế giới và ngừng học hỏi. Ý nghĩ rằng quá khứ quan trọng hơn tương lai sẽ khiến chúng ta bế tắc, vì chúng ta không thèm phấn đấu cho tương lai nữa.

    Dù bạn 49, 59 hay 99 tuổi, tương lai của bạn vẫn luôn quan trọng. Rất quan trọng. Tương lai của bạn quan trọng vì chỉ cần bạn còn sống, bạn luôn có tiềm năng làm bất cứ điều gì có ý nghĩa cho đời mình – thậm chí là cho người khác – trong tương lai.

    Bạn muốn là ai trong tương lai? Hãy thiết kế nên tương lai của bạn. Hãy tin rằng tương lai của bạn quan trọng cho tới khi bạn chết, và niềm tin đó sẽ định hình con người bạn và những việc bạn làm sau này.

    6. I don’t have much to offer. (Tôi không có nhiều để cho.)
    Tất nhiên, tuổi tác có thể khiến bạn không còn gan góc và nhanh nhạy như lúc trẻ. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không còn gì để trao tặng cuộc sống, điều đó có thể khiến bạn không còn ý chí cố gắng.

    Một trong các cột mốc phát triển của quá trình già đi là ý muốn quan tâm và giúp đỡ các thế hệ tiếp theo. Bạn hãy sáng tạo trong cách thức đóng góp cho cuộc sống và cho người khác.

    7. I can’t bear another loss. (Tôi không chịu được thêm mất mát nào nữa.)
    Đừng nghĩ vậy. Bạn sẽ lại trải qua mất mát, bởi cũng như việc già đi, mất mát là một phần của cuộc sống. Hãy tin bản thân đủ kiên cường để đương đầu với tất cả những điều đó.

    Mỗi khi chúng ta nói mình không thể chịu thêm mất mát nào nữa – dù đó là mất người thân quen, thú cưng, của cải, hay một cái răng,… – tức là chúng ta đang “dọn đường” cho bản thân gánh thêm thống khổ. Chúng ta ngăn cấm mình đón nhận nỗi buồn của việc mất mát. Chúng ta phủ nhận vòng tuần hoàn của tự nhiên: chết và tái sinh là một phần của tự nhiên.

    Khi chúng ta kháng cự những mất mát, tức là chúng ta chối bỏ vị trí của mình trong tự nhiên và xem nhẹ vai trò của bản thân trong vòng tuần hoàn tất yếu đó.

    Hãy mở lòng đón nhận sự tiến triển của cuộc sống và vai trò của bạn trong đó. Bạn là một phần trong vũ trụ bí ẩn và màu nhiệm này. Bạn được tạo nên từ bụi sao. Hãy an yên chiêm ngưỡng cuộc sống với tất cả sự nhiệt thành.

    Hãy chấp nhận các cảm xúc của bản thân. Cử hành những nghi lễ để tưởng nhớ. Tụ họp với những người khác để khẳng định sự kết nối của bạn trong bức tranh lớn của cuộc sống.

    Hãy nhớ, những cảm xúc bạn có khi đối diện mất mát sẽ cho thấy bạn yêu quý những gì.

    Vì vậy hãy yêu một cách sâu sắc.

    Lời kết:
    Đã đến lúc bạn thay đổi những suy nghĩ lỗi thời về tuổi già bằng những suy nghĩ và niềm tin mới, tốt đẹp hơn. Bằng cách thay đổi suy nghĩ của bản thân, bạn sẽ thay đổi chính mình. Bằng cách thay đổi chính mình, bạn sẽ thay đổi thế giới.

    Được già đi là một điều kỳ diệu. Và bạn cũng là một điều kỳ diệu.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • Điều gì khiến một đứa trẻ trở nên nhút nhát?

    Điều gì khiến một đứa trẻ trở nên nhút nhát?

    Nhiều ông bố bà mẹ không biết tại sao con họ lại nhút nhát, và họ không biết phải nuôi dạy đứa con đó như thế nào.

     - baogiadinh.vnẢnh: skalekar1992 / Pixabay

    Một quá trình nghiên cứu lâu dài nhận thấy temperament (khí chất) – hay kiểu phản ứng cảm xúc của một người với môi trường – có thể được nhận diện khi người đó chỉ mới khoảng bốn tháng tuổi. Các nhà nghiên cứu cho các bé bốn tháng tuổi tiếp xúc với những món đồ chơi đơn giản, như một cái mobile (đồ chơi với những hình con thú treo lủng lẳng) và họ quan sát cách các bé này phản ứng với chúng. Những bé bị choáng ngợp hoặc khó chịu trước món đồ chơi treo lủng lẳng này là những bé dễ trở nên nhút nhát nhất khi các bé lớn lên. Các bé này đặc biệt nhạy cảm trước bất cứ thay đổi gì của môi trường và có thể dễ dàng bực bội bởi những thứ thường tình nhất như tiếng chuông cửa hay việc thay tã. Trái lại, những bé phản ứng tích cực trước những thay đổi này, hoặc không phản ứng gì cả, là những bé rất dễ hòa nhập khi đến tuổi đi học.

    Bằng cách này, người ta cũng dự đoán được mức độ nhút nhát hoặc cởi mở của các bé khi các bé vào tuổi dậy thì. Những khác biệt giữa trẻ em nhút nhát và cởi mở còn được thể hiện trong hoạt động não bộ và cấu tạo sinh học của các em. Do đó, giới nghiên cứu cho rằng tính nhút nhát có nền tảng bảm sinh và có thể đã là một phần trong nhân cách của một người từ khi người đó còn rất nhỏ.

    Liệu điều này có nghĩa là chúng ta không thể tác động gì đến việc hình thành shyness (tính nhút nhát) ở một đứa trẻ? Và có phải tính nhút nhát là một nét tính cách đáng lo ngại?

    Chỉ vì khí chất có nền tảng bẩm sinh không có nghĩa rằng nó không thay đổi được. Khí chất của một đứa trẻ có thể thay đổi, các phản ứng tiêu cực của các em bé đối với những sự vật, sự việc mới mẻ có thể trở nên bớt cực đoan theo thời gian. Trên hết, nhút nhát một chút hoàn toàn không có gì sai. Nhiều đứa trẻ có khí chất được mô tả là “slow to warm up” (“chậm thích nghi”), và chỉ cần đôi chút thời gian để điều chỉnh bản thân trước các yếu tố bên ngoài là các bé đã sẵn sàng xông vào cuộc vui. Bạn cần biết thường có khoảng 10-15% trẻ em sinh ra có tính nhạy cảm thái quá. Các bé này chính là người có nguy cơ cao nhất trong việc hình thành tính nhút nhát, và khoảng 40% các bé này thậm chí có thể mắc chứng social anxiety (lo âu xã hội) về sau.

    Vậy thì, nếu bạn có một đứa con quá nhạy cảm và khó thích nghi với hoàn cảnh và con người xung quanh (kể cả khi những hoàn cảnh và con người đó là quen thuộc với bé), có một số cách can thiệp để giúp bé tránh được các vấn đề về lo âu xã hội sau này. Trên hết, một phong cách nuôi dạy con mang tính yêu thương và nâng đỡ có thể sẽ rất hữu ích. Nghiên cứu cho thấy: Khi có một người mẹ nhạy cảm và phản ứng phù hợp với nhu cầu của trẻ, trẻ sẽ ít có nguy cơ trở nên nhút nhát. Do đó, kể các khi các em bé dễ bị kích động nếu được cho làm quen với những tình huống và con người mới, một người cha/mẹ biết an ủi và động viên trẻ có thể giúp trở bớt rụt rè hoặc lo âu.

    Tương tự, phong cách nuôi dạy con có thể đóng vai trò nhất định trong việc giúp các bé – dù là nhút nhát hay cởi mở – xây dựng ý thức đạo đức hoặc lương tâm từ khi còn nhỏ. Ví dụ: Những đứa trẻ rụt rè hoặc dễ căng thẳng thường bực mình khi chúng bị người khác la rầy về việc phá vỡ nguyên tắc. Các bé này cần và phản hồi tốt trước các hình thức kỷ luật dịu dàng, do các bé dễ cảm thấy tội lỗi về những sai phạm của mình. Các bé cởi mở hoặc bạo dạn hơn thì thường không hay có phản ứng trước hình thức kỷ luật dịu dàng và sẽ cần chúng ta chú ý nhiều hơn một chút khi các bé phạm lỗi, do bản tính các bé không dễ căng thẳng.

    Tóm lại, nghiên cứu nhận thấy hạt giống khiến một đứa trẻ có tính nhút nhát hay cởi mở được gieo trồng từ sớm trong đời trẻ, và yếu tố sinh học mang tính ảnh hưởng mạnh. Nhưng, mặt sinh học không phải là định mệnh, nếu bạn có một đứa con rất nhạy cảm trước bất cứ thay đổi nào của môi trường, một phong cách nuôi dạy con khéo léo cho phép đứa trẻ thích ứng với những điều mới theo nhịp độ riêng của bé có thể giúp bé tránh được tâm lý lo âu hoặc sợ hãi trong các tình huống của cuộc sống sau này. Và dù sự nhút nhát mang nền tảng bẩm sinh, không có gì bảo đảm bạn sẽ có hai đứa con với tính khí giống hệt nhau. Rất có thể một trong hai đứa con của bạn có tính nhút nhát, dễ căng thẳng, trong khi đứa còn lại thì nghịch ngợm, ồn ào. Nếu điều đó xảy ra với bạn, điều quan trọng bạn cần nhớ đó là hãy điều chỉnh cách bạn nuôi dạy con cho phù hợp với tính cách từng đứa, do cách nuôi dạy có tác dụng với kiểu tính khí này có thể sẽ không có tác dụng với kiểu tính khí kia.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • Làm mờ nếp nhăn với oatmeal face mask và tomato juice

    Làm mờ nếp nhăn với oatmeal face mask và tomato juice

    Nếp nhăn được xem là kẻ thù không đội trời chung của nhiều phụ nữ. Họ mong muốn kéo dài vẻ đẹp thanh xuân của mình càng lâu càng tốt. Vì vậy họ thường tích cực tìm hiểu các phương thuốc và biện pháp làm đẹp giúp họ xua tan nếp nhăn.

    Nếu bạn cũng đang tìm cho mình một biện pháp chống lại nếp nhăn và duy trì sự căng mịn cho da của mình, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn công thức face mask và juice cho tác dụng như trên:

    Mặt nạ chống nếp nhăn yến mạch

     - baogiadinh.vnẢnh: congerdesign / Pixabay

    – Đun 2 tablespoons oatmeal (yến mạch) trong ½ cup full-fat milk (sữa nguyên béo).
    – Vừa khuấy vừa cho vào 2 tablespoons dầu olive oil và tiếp tục đun trong 15 phút.
    – Thoa hỗn hợp trên lên mặt và cổ bạn rồi để nguyên trong 20-30 phút.
    – Rửa sạch với nước âm ấm.

    Nước ép cà chua

     - baogiadinh.vnẢnh: Devanath / Pixabay

    – Pha vài giọt glycerin với nước ép cà chua tươi.
    – Nhúng một cục bông gòn vào hỗn hợp trên rồi thoa lên da.

    Chúc bạn thu được kết quả như ý!

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine