Blog

  • Chiến lược đóng thuế tiết kiệm cho cặp đôi mới cưới

    Chiến lược đóng thuế tiết kiệm cho cặp đôi mới cưới

    Xin mách các bạn một số cách quản lý tài chính liên quan đến thuế trước và sau đám cưới:

    Up Vietbeauty Chien Luoc Thue Tiet Kiem Cho Cac Cap Doi Moi Cuoi - baogiadinh.vnẢnh: MashiroMomo / Pixabay

    TRƯỚC ĐÁM CƯỚI
    Ấn định ngân sách
    Hãy ngồi lại và thảo luận với nhau về mức ngân sách hai bạn muốn dành cho đám cưới. Các bạn gánh toàn bộ chi phí hay các bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ? Một khi hai bạn biết mình cần chi trả cho những phần nào, các bạn có thể tiến hành phân bổ ngân sách cho các phần đó. Nếu thấy cần, hai bạn có thể sử dụng trang www.mint.com để theo dõi từng khoản chi cho việc tổ chức cưới.

    Váy áo, hoa và thức ăn
    Hãy biết rằng bạn sẽ không được giảm thuế khi mua váy cưới, nhưng bạn có thể quyên tặng và khấu trừ vào nó như một khoản đóng góp từ thiện. Nếu giá trị các món đồ bạn quyên tặng nhiều hơn $5,000, bạn cần được một appraiser (chuyên gia thẩm định giá) đủ tư cách hành nghề cấp xác nhận bằng văn bản. Ở Mỹ, bạn có thể tìm thấy một chuyên gia thẩm định giá phù hợp qua hội American Society of Appraisers.

    Nơi tổ chức cưới
    Phí thuê địa điểm cưới có thể được khấu trừ thuế tùy vào nơi bạn chọn. Một số địa điểm có thể được giảm thuế bao gồm: các nhà thờ, công viên của bang hoặc viện bảo tàng địa phương được công nhận là di tích hay công trình lịch sử.

    Lưu giữ lại bằng chứng của tất các các khoản đóng góp từ thiện
    Sẽ chẳng hại gì nếu làm việc tử tế trong cả năm và hưởng tax break. Nếu trong và sau khi chuẩn bị cho đám cưới mà bạn thực hiện bất cứ việc quyên tặng nào, hãy lưu lại giấy tờ về chúng. Nếu việc quản lý những giấy tờ receipts và records không phải thế mạnh của bạn, hãy cân nhắc việc dùng một app như ItsDeductible để được hỗ trợ thêm.

    SAU ĐÁM CƯỚI
    Xem lại tax withholding
    Việc đầu tiên bạn nên làm về mặt tài chính sau đám cưới đó là điều chỉnh tax withholdin của bạn với doanh nghiệp nơi bạn làm việc. Sau khi kết hôn, income tax liability của bạn sẽ thay đổi tùy theo thu nhập của người bạn đời. Vì vậy việc điều chỉnh withholding của bạn sẽ bảo đảm bạn không đóng thuế quá thấp hoặc quá cao. TurboTax W-4 calculator có thể giúp bạn xác định mức withholding trong trường hợp này.

    Chọn filing status phù hợp cho bạn và bạn đời
    Tax rates thường thấp hơn cho những cặp đôi “married filing jointly” so với “separately” và hai bạn có thể cùng nhau xin giảm thuế nhiều hơn và có nhiều credits hơn. Một số cặp đôi có thu nhập cao có thể có “marriage penalty” nếu thu nhập chung của họ rơi vào khung chịu thuế cao hơn. Để đảm bảo mình có mức chịu thuế tối ưu, các bạn hãy tham khảo cả hai phương án “joined” và “separate” cùng tax preparer của mình hoặc bằng một chương trình như TurboTax.

    Cân nhắc chọn itemized deductions
    Là một đôi đã kết hôn, hai bạn có thể sẽ thích hình thức itemized deductions hơn là standard deduction. Dù standard deduction đã tăng gần gấp đôi theo luật thuế mới ($24,000 married ling jointly), hai bạn có thể sẽ được giảm thêm thuế trong các khoản như home mortgage interest, property taxes, và charitable contributions mà đã đẩy hai bạn khỏi mức standard deduction và cho phép hai bạn itemize các khoản tax deductions của mình.

    Một số khoản giảm và điểm tín dụng khác
    Nhiều khoản tax deductions và credits đòi hỏi hai bạn phải thuộc diện “married filing jointly” mới được hưởng thay vì “married filing separately”, như các khoản Earned Income Tax Credit, Child and Dependent Care Credit, và các educational tax benefits.

    Tính đến một Spousal IRA
    Nếu vợ hoặc chồng của bạn không đi làm, bạn vẫn có thể đóng góp vào một Spousal IRA dưới tên của người bạn đời không đi làm. Các điều kiện bao gồm: hai bạn đang là vợ/chồng của nhau và phải “file with the status of married filin jointly”. Năm 2021, những cặp đôi hội đủ hai điều kiện này có thể đóng góp đến $6,000 mỗi cặp ($7,000 nếu từ 50 tuổi trở lên). Các bạn có có thể xin giảm thuế cho các khoản đóng góp này nếu người bạn đời đi làm không được phía thuê mướn lao động cung cấp một retirement plan như 401K.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 9 nguyên nhân lý giải hành vi humping ở chó

    9 nguyên nhân lý giải hành vi humping ở chó

    Hành vi humping (nhảy ngựa) ở loài chó có thể xuất phát từ một số nguyên do sau:

    Up Vietbeauty 9 Nguyen Nhan Ly Giau Hanh Vi Humping O Cho - baogiadinh.vnẢnh: Chiemsee2016 / Pixabay

    1. Động dục
    Mặc dù đây không phải là lý do duy nhất khiến loài chó nhảy ngựa, nhưng đây là lý do phổ biến. Những con chó dưới một năm tuổi, chưa được triệt sản và có hành vi humping chủ yếu là do chúng động dục.

    2. Xác lập vị trí trong bầy
    Fantegrossi notes: Đôi khi loài chó có hành vi humping là để xác lập vị trí đầu đàn cho bản thân. Chúng chồm lên lưng con chó khác nhằm quan sát phản ứng của đồng loại. Việc này giúp chúng xác định vị trí của chúng trong “pack” (“bầy đàn”). Những cuộc vui chơi quá say sưa có thể khiến cả chó đực và chó cái đều tìm cách xác lập vị trí “top dog” của mình bằng hành vi mounting hoặc humping. Chồm lên để thấy mình cao hơn con chó khác là một cách giúp chúng khẳng định vị trí bản thân. Vấn đề là, việc này có thể khiến hai con chó ẩu đả nhau.

    3. Chơi đùa
    Chồm lên người nhau cũng là một cách để các con chó nô đùa. Trong trường hợp này, bạn sẽ thấy một con chó nhảy lên người con chó kia, sau vài phút thì chúng đổi vai và con chó kia sẽ nhảy chồm lên con chó đầu tiên. Đôi khi bạn cũng sẽ thấy chú chó của mình nhảy chồm lên những món đồ chơi của nó vì cùng lý do.

    4. Quá phấn khích
    Một số con chó sẽ có hành vi humping khi chúng quá kích động và không biết làm sao để giải tỏa năng lượng thừa đó. Biểu hiện thường gặp đó là chú chó bạn nuôi chỉ nhảy ngựa những khi được ra dog park chơi hoặc khi bạn đi làm về,…

    5. Căng thẳng hoặc vô thức
    Một con chó đang lo sợ, căng thẳng hoặc hồi hộp cũng có thể chọn hành vi humping như một cách tự trấn tĩnh mình. Hành vi này thậm chí có thể trở thành một compulsive behavior (hành vi vô thức). Một số con chó có hành vi này khi căng thẳng hoặc trong các tình huống phấn khích như gặp một con chó mới hay một người mới. Nếu việc humping dẫn đến thái độ hung dữ nơi chú chó đang lo lắng, bạn hãy tìm đến sự giúp đỡ của một veterinarian hoặc một behaviorist.

    6. Thói quen
    Nếu một con chó thường có hành vi humping vì bất kỳ nào nêu trên, có thể là do nó đã quen dùng hành vi đó khi nó lo lắng, kích động, hoặc muốn nô đùa,… Hành vi đó đã trở thành thói quen do không được ai uốn nắn. Thói quen đó thậm chí có thể bắt nguồn từ khi nó còn nhỏ.

    7. “Prenatal Masculinization” (ở chó cái)
    Một số nhà nghiên cứu tin rằng hành vi dominant humping ở chó cái có thể là do “prenatal masculization” – một tình trạng mà bào thai chó cái bị áp đảo bởi số lượng bào thai chó đực từ khi còn trong bụng mẹ, dẫn đến việc chuyển giao hormone trong quá trình phát triển của chó con.

    8. Tìm kiếm sự chú ý
    Đôi khi, những con chó cô đơn, buồn chán và thích gây sự chú ý sẽ làm bất cứ gì chỉ để được chủ để ý đến. Trong trường hợp này, một chút sự quan tâm yêu thương và cho chó vận động hàng ngày có thể giúp chó giảm hành vi humping.

    9. Bệnh
    Trong một số ít trường hợp, humping có thể là dấu hiệu chó bị urinary tract infections (nhiễm trùng đường tiết niệu), incontinence (tiểu tiện không tự chủ), priapism (cương cứng kéo dài) và skin allergies (dị ứng da).

    Làm gì để chó ngưng humping?
    Thứ nhất, hãy triệt sản chó khi chó đủ tuổi.

    Thứ hai, cũng như với bất kỳ hành vi nào khác, bạn có thể huấn luyện chú chó của mình để nó không nhảy ngựa bằng cách dùng các yếu tố gây xao lãng và sự động viên tích cực. Đừng la mắng nó, vì la mắng có thể cho tác dụng ngược. Nếu bạn thấy chú chó đang chồm lên người khác hoặc con chó khác, hãy làm nó xao lãng bằng cách rủ nó chơi một trò chơi với món đồ chơi nó yêu thích hoặc cho nó tham gia một phiên huấn luyện nhỏ với một ít đồ ăn ngon.

    Nếu chú chó bạn nuôi dễ buồn chán và thích tìm kiếm sự chú ý, hãy tương tác một-kèm-một với nó mỗi ngày để tạo sự gắn kết và giảm những hành vi bạn không mong muốn ở nó. Thường xuyên vận động cũng giúp nó tiêu hao năng lượng thừa.

    Dạy chú chó cách kiểm soát ham muốn nhảy chồm lên đồng loại cũng giúp nó tránh được ẩu đả với những con chó không thích bị đồng loại chồm lên người.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • Có phải mời sister-in-law tương lai làm phụ dâu cho bạn?

    Có phải mời sister-in-law tương lai làm phụ dâu cho bạn?

    Trong đám cưới của bạn, bạn hoàn toàn có quyền chọn ai làm phụ dâu cho mình. Nhưng nếu vì lý do gì đó mà bạn phải cân nhắc có nên mời sister-in-law tương lai vào nhóm phụ dâu hay không, sau đây là một số yếu tố giúp bạn ra quyết định:

    Up Vietbeauty Moi Lam Phu Dau - baogiadinh.vnẢnh: Free-Photos / Pixabay

    Cô ấy quan trọng với bạn đến mức nào?
    Nếu bạn phải lựa chọn giữa sister-in-law tương lai và một người bạn khác để mời vào vị trị phụ dâu, liệu bạn có hối tiếc vì đã không chọn bạn mình? Hoặc ngược lại không? Hay đơn giản là bạn và người sister-in-law đó không thân thiết hoặc không hợp nhau. Hãy cân nhắc xem việc tạo dựng và nuôi dưỡng một mối quan hệ tốt đẹp với người sister-in-law này quan trọng với bạn đến đâu. Nếu bạn dự đoán mình sẽ hối hận vì không chọn cô ấy làm phụ dâu, và những dịp họp mặt gia đình bạn không muốn đối mặt với một sister-in-law vẫn để bụng chuyện đó, thì có lẽ tốt nhất bạn nên mời cô ấy gia nhập nhóm phụ dâu của bạn.

    Điều đó quan trọng với cô ấy đến đâu?
    Người sister-in-law này sẽ hiện diện trọng cuộc đời của bạn mãi mãi, và nếu việc loại cô ấy khỏi nhóm phụ dâu sẽ khiến cô ấy buồn và làm tổn hại quan hệ lâu dài giữa các bạn, tốt nhất bạn nên mời cô ấy làm phụ dâu. Rất có khả năng, dù hiện tại bạn và cô ấy chưa thân thiết, nhưng trong thời gian tới cô ấy sẽ là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn. Còn nếu cô ấy hoàn toàn hài lòng với vị trí khách mời ngồi cùng gia đình mình trong hôn lễ của bạn, bạn có thể loại cô ấy khỏi danh sách phụ dâu. Hãy tùy tình hình mà quyết định. Hoặc bạn có thể khéo léo hỏi ý của cô ấy về vấn đề này.

    Điều này quan trọng với bạn đời của bạn đến đâu?
    Hãy ngồi lại với chồng/vợ tương lai của bạn và thảo luận xem hai bạn muốn anh/chị/em của mình đảm nhận vai trò gì trong đám cưới. Nếu bạn đời của bạn mong muốn người nhà của anh/cô ấy có mặt trong nhóm phụ dâu, có lẽ bạn nên chiều ý anh/cô ấy. Hoặc, hai bạn có thể cân nhắc việc thành lập một coed wedding party với groomswomen và bridesmen. Bằng cách này, bạn đời của bạn có thể để chị/em gái của anh/cô ấy tham gia vào nhóm wedding party của anh/cô ấy mà không ảnh hưởng đến nhóm phụ dâu của bạn.

    Các bạn có thể thay đổi số lượng phụ dâu, phụ rể không?
    Nếu bạn không thích sự bất cân đối giữa số phụ dâu và phụ rể, bạn luôn có thể yêu cầu người bạn đời thêm một người nữa vào nhóm của anh/cô ấy để bạn có thể bổ sung chị/em của anh/cô ấy vào nhóm của mình. Rất có thể bạn đời của bạn sẽ vui lòng làm vậy để chị/em gái của anh/cô ấy được làm phụ dâu. Thật ra, số lượng phụ dâu không cân xứng với số lượng phụ rể là điều hoàn toàn bình thường; không có luật nào quy định số phụ dâu và số phụ rể phải bằng nhau.

    Bạn có thể vinh danh cô ấy theo cách khác không?
    Nếu bạn không thể mời chị/em gái của bạn đời vào nhóm phụ dâu của bạn, hãy giao cho cô ấy một vai trò đặc biệt trong đám cưới. Cô ấy có thể đảm nhận vị trí usher, reader hoặc candlelighter cùng một trong các anh chị em của bạn trong hôn lễ; hoặc cô ấy có thể phát biểu chúc mừng trong rehearsal dinner hay trong reception; hoặc để cô ấy giúp bạn lo một phần việc nào đó mà bạn biết là cô ấy thích (chỉ là đừng ép buộc cô ấy trong bất cứ chuyện gì).

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 13 lỗi làm đẹp bạn nên tránh trước ngày cưới

    13 lỗi làm đẹp bạn nên tránh trước ngày cưới

    Có thể bạn sẽ muốn tránh những lỗi sau đây để bản thân được đẹp hoàn hảo trong ngày cưới:

    Up Vietbeauty 13 Loi Lam Dep Ban Nen Tranh Truoc Ngay Cuoi - baogiadinh.vnẢnh: nastya_gepp / Pixabay

    1. Uống quá nhiều rượu vang đỏ, ăn quá nhiều chocolate hoặc thức ăn có màu đậm như các loại berries
    Các loại thực phẩm này có thể làm ố màu răng. Để hàm răng trắng đẹp, trước ngày cưới bạn nên sử dụng dịch vụ làm trắng răng chuyên nghiệp. Nếu ngân sách có hạn, bạn có thể dùng những sản phẩm làm trắng răng được bán ở hiệu thuốc. Sử dụng các biện pháp làm trắng răng trước ngày cưới khoảng một tháng sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

    2. Làm nâu da quá mức
    Tanning quá nhiều không chỉ khiến bạn dễ bị thương tổn da, mà còn có thể làm bạn không được đẹp tự nhiên trong các bức ảnh chụp ngày cưới. Nếu quyết định chọn tanning, bạn chỉ nên dùng nó ở mức vừa phải để có vẻ đẹp khỏe mạnh và tự nhiên.

    3. Tẩy lông vùng kín lần đầu ngay trước ngày cưới
    Nếu bạn muốn wax lông vùng bikini line, bạn nên bắt đầu trước ngày cưới ít nhất ba tháng. Lần đầu tiên wax lông vùng nhạy cảm có thể khiến bạn bị đau và khó chịu – những cảm giác mà chúng tôi tin là bạn không muốn có trong ngày cưới.

    4. Thay đổi sản phẩm ngừa thai, quy trình dưỡng da, sản phẩm giặt ủi trước ngày cưới không quá sáu tuần
    Việc dùng thử những sản phẩm mới hoặc thay đổi thuốc men gần với ngày cưới có thể gây ra một số phản ứng không mong đợi: Bạn có thể bị nổi ban, ngứa ngáy chẳng hạn,… Vì vậy nếu muốn thử sản phẩm mới, bạn hãy cho mình đủ thời gian thử nghiệm trước ngày cưới hoặc quay trở lại với quy trình cũ nếu cần.

    5. Dùng dịch vụ facial wax, brow wax, cắt tóc hoặc nhuộm tóc trước ngày cưới hai ngày hoặc ít hơn
    Bất cứ biện pháp làm đẹp nào được nêu trong mục này đều nên được bạn sử dụng trước ngày cưới không dưới một tuần – phòng khi có sự cố ngoài ý muốn, bạn còn có thể trở tay kịp.

    6. Ăn quá nhiều sodium trong tuần trước ngày cưới
    Bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm chứa nhiều muối. Thay vào đó, trong tuần trước đám cưới, hãy ăn nhiều rau quả tươi và chọn các món ăn ít muối. Việc này giúp cơ thể bạn không giữ nước và bạn sẽ không cảm thấy nặng nề.

    7. Duỗi tóc vào ngày đi làm tóc thử hoặc vào ngày cưới
    Trong buổi hair trial của bạn, hãy đến gặp hairstylist với kiểu tóc tự nhiên. Nếu bạn duỗi tóc vì muốn tóc mình suôn thẳng trong rehearsal dinner, hãy gội đầu cho sạch trước ngày cưới để chuyên viên làm tóc có thể làm cho bạn kiểu tóc phù hợp như mong đợi.

    8. Mặc áo ngực có gọng vào sáng ngày cưới
    Vào buổi sáng ngày cưới, nếu bạn vẫn mặc loại underwire bra như thường ngày vẫn mặc, rất có thể vai và lưng của bạn sẽ có nhiều lằn đỏ (điều nên tránh nếu bạn chọn áo cưới strapless). Giải pháp thay thế: Hãy mặc wireless bra mềm hoặc bralette, hoặc không mặc bra!

    9. Không uống đủ nước
    Trước ngày cưới ít nhất một tháng, hãy tăng lượng nước uống hàng ngày lên gấp đôi để da bạn đẹp hơn. Để tránh mất nước vào đêm trước ngày cưới, hãy luân phiên uống giữa đồ uống có cồn và một ly nước lọc. Làn da, đầu và dạ dày của bạn sẽ biết ơn vì điều đó.

    10. Không đem theo một beauty emergency kit
    Emergency kit của bạn nên có safety pins với nhiều kích cỡ khác nhau, double-sided sticky tape (băng keo hai mặt), một sewing kit nhỏ, một cây kéo nhỏ, bleach pen (bút tẩy vết bẩn), bobby pins (kẹp tăm), hair spray (thuốc xịt tóc), blotting papers (giấy thấm dầu), gum (kẹo cao su) hoặc mints (bạc hà), razor (dao cạo), deodorant (chai khử mùi), Band-Aids (băng dán vết thương), một gói khăn giấy nhỏ, nail polish remover, clear nail polish, an emery board, a nail clipper, makeup remover wipes, tampons (băng vệ sinh), và bất cứ thứ gì mà bạn nghĩ mình sẽ cần.

    11. Quên dặm lại phần trang điểm và tóc tai
    Hãy đem theo một touch-up bag đến reception. Tóc và lớp phấn son của bạn sẽ khó trụ nổi nhiều giờ ăn uống, hôn, khóc và khiêu vũ,… Vì vậy hãy dành thời gian dặm lại phần son phấn và chỉnh trang tóc tai trong lúc tiệc diễn ra.

    12. Khóc nhòe hết lớp trang điểm
    Xin mách cô dâu cách khóc “đúng” sao cho phấn son không lem luốc: mỗi tay cầm một tờ khăn giấy, ấn (nhẹ) khăn vào tear ducts (tuyến lệ) của bạn và để nước mắt chảy vào khăn giấy (đừng quên thay khăn giấy thường xuyên).

    13. Không gửi hình chụp cho hairstylist và makeup artist của bạn
    Chuyên viên làm tóc và trang điểm của bạn sẽ rất muốn thấy hình ảnh hoàn chỉnh của bạn trong ngày cưới, vì vậy đừng quên gửi cho họ một vài tấm ảnh đẹp của bạn cho họ. Bên cạnh đó, những tấm ảnh đó sẽ giúp họ cập nhật portfolio cho công việc của họ sau này.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • Tại sao năm đầu hôn nhân thường là giai đoạn khó khăn nhất?

    Tại sao năm đầu hôn nhân thường là giai đoạn khó khăn nhất?

    Nhiều người đồng ý với nhau rằng năm đầu tiên của đời sống hôn nhân là năm nhiều thách thức nhất. Sau ngày cưới, hai bạn sẽ phải tính đến việc lo lắng cho tình hình tài chính chung của cả hai, tìm giải pháp dung hòa cho sự nghiệp của cả hai, và những nghĩa vụ chung với gia đình hai bên, phải đối mặt với những vấn đề thực tế của đời sống hôn nhân. Song song đó là những áp lực của tuổi trưởng thành: khoản nợ thời sinh viên, chi phí cuộc sống ngày một tăng, không có đủ tự do cần thiết – và những điều này giờ đây nhân lên gấp đôi.

    Up Vietbeauty Tai Sao Nam Dau Hon Nhan Thuong La Giai Don Kho Khan Nhat - baogiadinh.vnẢnh: Pexels / Pixabay

    Bạn phải nghĩ cho bản thân và cho người bạn đời. Bạn không muốn tỏ ra không hạnh phúc trong mắt người khác; bạn cũng không muốn đóng vai một người vợ/chồng xấu tính. Nhưng không có gì đáng xấu hổ khi thừa nhận rằng bạn đang vật lộn với những khó khăn trong hôn nhân, và những khó khăn đó cũng không có nghĩa là bạn hối hận vì đã kết hôn. Nói chuyện về những thử thách đó có thể giúp ích cho bạn rất nhiều.

    Theo một số chuyên gia về hôn nhân, năm đầu tiên của một cặp đôi thường là năm khó khăn nhất, kể cả khi họ đã chung sống với nhau từ trước.

    Sau một đám cưới linh đình và kỳ trăng mật ngọt ngào, nhiều cặp đôi phải quay lại với đời sống thực và họ cảm thấy thất vọng vì điều đó.

    Đời sống hôn nhân khác với việc yêu đương hoặc chung sống đơn thuần. Trong hôn nhân, hai bạn tham gia vào một hợp đồng gắn kết với nhau vĩnh viễn. Mỗi cuộc tranh cãi hoặc mỗi sự thất vọng trong hôn nhân có thể khiến các bạn cảm thấy sợ hãi: vì hai bạn phải đối mặt với những khác biệt giữa hai người suốt-cả-đời. Đó là chưa kể bạn còn phải chịu đựng những người nhà bên vợ hoặc bên chồng.

    Năm đầu tiên của cuộc hôn nhân không nhất thiết phải là một năm không hạnh phúc. Dĩ nhiên là hai bạn chịu nhiều áp lực, nhưng hãy cố gắng suy nghĩ thông suốt. Nếu bạn thấy mình buồn hoặc bực bội, hãy hít một hơi. Bạn và người bạn đời tranh cãi có phải vì anh/cô ấy đã thực sự làm gì sai không? Cuộc hôn nhân này là thảm họa hay tất cả chỉ do bạn tưởng tượng ra? Thông thường, nếu bạn dành thời gian suy nghĩ, bạn sẽ thấy vấn đề nằm ở chỗ khác.

    Còn nếu vấn đề nằm ở người bạn đời, bạn hoàn toàn có quyền nói về nó với anh/cô ấy. Chỉ vì bạn cam kết ở bên anh/cô ấy suốt đời không có nghĩa là bạn phải cam chịu những thói hư tật xấu của anh/cô ấy. Trên thực tế, giao tiếp cởi mở và hiệu quả với nhau có thể giúp hai bạn giải quyết vấn đề. Nếu đối đế quá, bạn có thể tâm sự cùng bạn bè. Điều đó không biến bạn thành một người vợ/chồng không tốt, và họ sẽ hiểu điều đó.

    Tin tốt lành là, năm đầu đầy khó khăn của cuộc hôn nhân sẽ không kéo dài mãi mãi. Các cặp đôi sẽ dần ổn định và làm quen với đời sống hôn nhân. Những năm sau đó sẽ dễ chịu và nhẹ nhàng hơn.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 4 vùng cơ thể mèo thích được vuốt ve

    4 vùng cơ thể mèo thích được vuốt ve

    Mọi con mèo đều là những cá thể với sở thích và thị hiếu riêng. Nhưng nhìn chung, các con mèo nhà đều thích được được vuốt ve ở một số vùng nhất địnhg trên cơ thể; phổ biến nhất là những bộ vị sau:

    Up Vietbeauty 4 Vung Co The Meo Thich Duoc Vuot Ve - baogiadinh.vnẢnh: Free-Photos / Pixabay

    #1 – Chin (Cằm)
    Phần lớn những con mèo thích được gãi ở cằm. Dù là bạn vuốt ve nhẹ nhàng bằng các ngón tay hay dùng móng gãi cằm cho chú mèo, rất có thể nó sẽ kêu rừ rừ thích thú khi được massage như thế. Khi được gãi cằm, một số con mèo thậm chí còn lim dim mơ màng.

    #2 – Base of Ears (Phía sau tai)
    Có thể bạn sẽ thấy chú mèo bạn nuôi thường cọ đầu vào người bạn và vào những vật dụng khác trong nhà. Việc này không phải lúc nào cũng có nghĩa là nó bị ngứa đầu, mà là nó đang đánh dấu lãnh thổ bằng các tuyến mùi nằm ở sau tai nó. Vì vậy, khi bạn gãi khu vực sau tai của chú mèo, bạn không chỉ làm nó thích thú vì được massage, mà bạn có đang tự “đánh dấu” mình bằng mùi riêng của nó.

    #3 – Cheeks Behind Whiskers (Phần má phía sau ria mép)
    Đây là một bộ phận thú vị: Khi bạn gãi vùng má phía sau ria mép chú mèo, nó sẽ cử động những chiếc ria của nó. Phần ria mép của mèo thường nhạy cảm, vì thế bạn đừng nên gãi quá mạnh. Nếu thích thú vì được gãi, chú mèo nhà bạn thậm chí còn kêu rừ rừ để thể hiện sự hài lòng.

    #4 – Base of Tail (Chỗ tiếp giáp giữa xương cột sống và đuôi)
    Một số con mèo không thích bị vuốt ve ở vùng cơ thể này, nhưng phần lớn các con mèo khác lại thích. Chà xát từ đầu hoặc cổ mèo, di chuyển xuống lưng và đến base of tail là một trong những động tác massage nhiều con mèo ưa thích. Động tác massage toàn thân này có thể khiến mèo purr (kêu rừ rừ) và knead (nhồi) vì sảng khoái.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 10 dịch vụ làm đẹp bạn nên dùng trước ngày cưới

    10 dịch vụ làm đẹp bạn nên dùng trước ngày cưới

    Với các dịch vụ làm đẹp sau đây, những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn sẵn sàng cho ngày cưới:

    Up Vietbeauty Dich Vu Lam Dep - baogiadinh.vnẢnh: maya_7966 / Pixabay

    1. Dermatologist
    Dù bạn gặp vấn đề gì về da, tìm đến dịch vụ của một dermatologist (bác sĩ da liễu) sẽ giúp đảm bảo làn da của bạn được chăm sóc đúng cách trước ngày cưới.

    2. Laser Hair Removal
    Nếu bạn muốn triệt lông bằng tia laser, hãy tìm đến chuyên gia từ sớm. Bạn sẽ cần bốn đến sáu buổi trị liệu mới có thể làm sạch lông trên cơ thể.

    3. Dentist
    Tìm đến một dentist (nha sĩ) để họ chăm sóc răng miệng cho bạn sẽ giúp bạn có nụ cười đẹp trong ngày cưới.

    4. Hair Colorist
    Nếu muốn nhuộm tóc, trước ngày cưới từ ba đến sáu tháng, bạn nên thảo luận với hair colorist (chuyên viên nhuộm tóc) về màu tóc mà bạn mong muốn. Cũng sẽ là ý hay nếu bạn cho họ xem hình ảnh các phụ kiện tóc mà bạn dự định sẽ dùng trong ngày cưới, để chuyên viên nhuộm tóc có thể đưa ra phương án nhuộm thích hợp.

    5. Hairstylist
    Thông thường, các cô dâu sẽ đến buổi hair trial trước ngày cưới vài tháng. Nhưng tốt hơn nữa, bạn hãy gặp stylist của mình hai lần: một lần để cắt tóc và một lần để tạo kiểu. Việc này giúp stylist làm quen với loại tóc của bạn và giúp bạn chọn được hairstyle phù hợp nhất.

    6. Facialist
    Dù không thật sự cần thiết, nhưng dịch vụ facial là một ý hay cho những người sắp cưới. Bạn có thể sử dụng dịch vụ này trước ngày cưới từ hai đến ba tuần, nếu đó là lần đầu bạn dùng dịch vụ facial, (vì bạn sẽ không biết da mặt mình sẽ phản ứng ra sao), hoặc cho một liệu pháp mạnh như microdermabrasion (vì mặt bạn sẽ bị đỏ trong vài ngày). Còn nếu bạn chỉ chọn soothing treatment mà trước đó bạn đã từng dùng, tuần ngay trước đám cưới đã là thời điểm hợp lý rồi.

    7. Makeup Trial
    Có thể makeup artist (chuyên viên trang điểm) sẽ cần trang điểm thử cho bạn vài lần mới tìm được phong cách lý tưởng với bạn, vì vậy đừng nản lòng. Bạn nên dành ra vài giờ làm quen với họ và cho họ xem hình chụp các kiểu trang điểm mà bạn thích. Khi cần miêu tả kiểu trang điểm nào đó, hãy nói cụ thể: Matte hay dewy? Bronzy hay smoky eye? Nếu có gì đó họ làm cho bạn mà bạn không thích, hãy lên tiếng. Khi bạn trung thực với họ, họ sẽ biết họ cần sửa ở đâu.

    8. Hair Extensions
    Nếu muốn tóc mình dài hơn trong ngày cưới, nối tóc có thể là giải pháp cho bạn. Thứ nhất, hãy tìm hiểu xem bạn muốn kiểu nối tóc nào: clip-ins, tape hay là keratin bonds. Sau đó hãy gọi điện cho salon mà bạn thường đến và hỏi xem họ có thực hiện nối tóc hay không; salon cung cấp luôn tóc nối hay bạn phải tự chuẩn bị,… Nếu bạn phải tự đem theo tóc nối, sẽ là ý hay khi đưa chuyên viên nối tóc đến các buổi làm tóc khác của bạn để stylist và colorist có thể làm việc với họ.

    9. Tanning Salon
    Nếu muốn làm nâu da để chuẩn bị cho ngày cưới, bạn có thể đăng ký dịch vụ spray tan ở salon với một aesthetician (chuyên viên mỹ dung). Họ sẽ biết cách giúp bạn có làn da nâu đẹp và khỏe khoắn.

    10. Manicurist
    Thời gian lý tưởng nhất để đi làm móng là trước ngày cưới một hoặc hai ngày.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 11 thói quen của một gia đình lành mạnh

    11 thói quen của một gia đình lành mạnh

    Sau hơn hai thập niên khảo sát và nghiên cứu, người ta nhận thấy một gia đình lành mạnh có những thói quen đơn giản mà quan trọng sau đây:

    Up Vietbeauty Gia Dinh Lanh Manh - baogiadinh.vnẢnh: Pexels / Pixabay

    1. Ăn cùng nhau
    Khi một gia đình ngồi lại dùng bữa cùng nhau, các thành viên có xu hướng ăn uống những thực phẩm lành mạnh hơn. Nghiên cứu còn cho thấy những bữa ăn gia đình giúp trẻ nhỏ có thành tích học tập tốt hơn và biết tránh hút thuốc, nhậu nhẹt, và chất gây nghiện. Nếu gia đình bạn chưa có thói quen dùng bữa cùng nhau, các bạn có thể đặt mục tiêu ngồi ăn chung với nhau hai bữa mỗi tuần, sau đây tăng dần lên cho đến khi việc ăn cùng nhau trở thành một thói quen.

    2. Nấu ăn cùng nhau
    Tương tự, việc chuẩn bị bữa ăn cùng nhau cũng có lợi cho các thành viên trong gia đình. Các món ăn nấu tại nhà thường lành mạnh hơn, và cả gia đình dành thời gian ở bên nhau khi nấu nướng sẽ giúp tạo ra những kỷ niệm đẹp. Những đứa trẻ được học nấu ăn cũng sẽ phát triển được một số kỹ năng sống quý giá. Hơn thế nữa, do là công việc chung của cả gia đình nên người bố hoặc người mẹ không phải gánh vai trò nấu nướng một mình.

    3. Cùng nhau lên kế hoạch cho các chuyến đi chơi
    Việc bố mẹ cho các con đóng góp ý kiến khi lên kế hoạch cho những chuyến đi chơi sẽ giúp trẻ có cơ hội giao tiếp và trình bày những điều trẻ muốn làm, đồng thời cân nhắc ý kiến của những thành viên khác và thậm chí là học cách thỏa hiệp. Một chuyến đi chơi như vậy bảo đảm trẻ sẽ ít than phiền hơn vì trong chuyến đi có những hoạt động mà trẻ thích.

    4. Tôn trọng thời gian ở một mình của nhau
    Bên cạnh thời gian tụ họp với nhau, việc các thành viên gia đình thỉnh thoảng muốn dành thời gian ở một mình là điều bình thường và lành mạnh. Thời gian ở một mình cho phép người ta suy ngẫm, thả lỏng, giải quyết vấn đề và nhiều lợi ích khác. Những gia đình lành mạnh sẽ biết tôn trọng thời gian ở một mình của từng thành viên trong nhà.

    5. Học cách lắng nghe
    Trong một gia đình lành mạnh, cha mẹ không chỉ biết nói mà còn biết lắng nghe con cái, và ngược lại. Những gia đình có thói quen giao tiếp hai chiều như vậy thường hiểu nhau nhiều hơn, và vì thế mà thân thiết với nhau hơn.

    6. Có lịch trình chăm sóc sức khỏe
    Nếu các bạn muốn gia đình mình có những thói quen lành mạnh, việc chăm sóc sức khỏe phải trở thành một “routine” cho mọi thành viên trong nhà. Điều này có thể có nghĩa là cả nhà cùng đánh răng vào một giờ cố định vào buổi tối; hoặc không ai ăn đồ ngọt sau một giờ nào đó trong ngày; có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các thành viên; ngưng xem ti-vi hay dùng máy vi tính sau một giờ nào đó; và mọi người cố gắng ngủ đủ giấc mỗi tối; v.v…

    7. Vận động
    Các hoạt động thể chất – như đi bộ, đạp xe đạp,… – có thể được gia đình bạn thực hiện cùng nhau. Hãy lên lịch cho các hoạt động vui chơi cuối tuần. Vào dịp sinh nhật của thành viên nào đó, mọi người có thể tổ chức một cuộc chạy đua trước khi cắt bánh.

    Vận động thể chất thường xuyên cũng giúp mọi người đảm nhận vai trò của bản thân trong gia đình hiệu quả hơn.

    8. Dành cho các thành viên thời gian downtime
    Nếu bạn thấy ai đó hoặc mọi người trong gia đình mình quá bận rộn và tất bật với các nhiệm vụ hàng ngày, hãy tạo điều kiện cho người đó hoặc cho mọi người (bao gồm bản thân bạn, vợ/chồng bạn và bọn trẻ) được nghỉ ngơi. Dành ra một sáng thứ bảy xem phim hoạt hình với các con. Dành ra một ngày cuối tuần không làm gì và tùy cơ ứng biến… Nếu những ngày năng động giúp gia đình bạn khỏe mạnh về thể chất, đôi khi những ngày thư giãn và không làm gì có thể giúp ích cho sức khỏe tinh thần của các bạn.

    9. Học cùng nhau
    Kể cả khi bạn đã là người lớn, tinh thần học hỏi suốt đời sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Tinh thần học tập suốt đời là một chìa khóa giúp bạn thành công.

    Cả gia đình bạn có thể cùng nhau xem các chương trình giáo dục hoặc phim tài liệu. Cùng nhau tổ chức một family book club. Hoặc viết một cuốn sách nếu các bạn thích. Con của bạn không phải người bằng vai phải lứa với bạn trên nhiều mặt, nhưng cùng con học hỏi những điều mới là một cách giúp bạn hiểu con hơn một chút, khích lệ tinh thần ham học của con, đồng thời cho con biết bạn là một ông bố/bà mẹ có tư duy cởi mở.

    10. Cùng nhau xem tin tức
    Đây là cơ hội để bạn giúp con “tiêu hóa” những thông tin mà sau này cháu khó tránh khỏi: những vụ xả súng ở trường học, chiến tranh,… Việc cả gia đình dành thời gian tiếp nhận, bàn luận và xử lý dòng thời sự đang diễn ra là một việc lành mạnh.

    11. Cởi mở và trung thực
    Cởi mở và trung thực là hai yếu tố hàng đầu giúp bạn xây dựng những mối quan hệ tích cực – không chỉ với những người xung quang bạn, với người bạn đời, mà còn với con cái,…

    Vì vậy bạn cần trung thực với mọi thành viên trong gia đình. Đừng giấu giếm điều gì. Nếu bạn muốn bạn đời và con cái bạn cởi mở và trung thực với bạn, bạn cũng cần cởi mở và trung thực với họ. Đây là nền tảng để mọi người tin tưởng lẫn nhau.

    Lời kết
    Đời sống gia đình có thể phức tạp. Không phải gia đình nào cũng có thể được mô tả là “healthy” (“lành mạnh”). Nhưng nếu bạn mong muốn xây dựng một gia đình “healthy”, các chỉ dẫn trên đây có thể là gợi ý cho bạn.

    Mặc dù những gia đình khác nhau có thể được lợi từ các phương thức riêng của chính họ, một điều luôn luôn đúng đó là: Nỗ lực xây dựng một gia đình lành mạnh là sự đầu tư luôn tạo ra lợi nhuận.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 5 mẹo giúp chuẩn bị cho buổi làm tóc và trang điểm thử

    5 mẹo giúp chuẩn bị cho buổi làm tóc và trang điểm thử

    Các mẹo đơn giản sau đây có thể giúp buổi makeup trial và hair trial của bạn thu được kết quả mỹ mãn:

    Up Vietbeauty Trang Diem Lam Toc - baogiadinh.vnẢnh: Starkvisuals / Pixabay

    1. Đem theo makeup bag của bạn
    Nếu có một sản phẩm foundation nào đó đặc biệt hợp với da bạn hoặc một mỹ phẩm nào đó bạn thích dùng hàng ngày, hãy đem nó đến buổi làm tóc thử và trang điểm thử của bạn. Kể cả khi chuyên viên có sẵn những sản phẩm của họ, việc bạn thấy thoải mái với sản phẩm trang điểm của mình suốt cả ngày vẫn quan trọng hơn. Hãy chia sẻ mẹo này với các phụ dâu đang lo lắng cho phần trang điểm của họ hoặc có làn da nhạy cảm.

    2. Tìm kiếm những hình ảnh kiểu tóc và trang điểm mà bạn thích
    Khi nói đến trang điểm và làm tóc, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc xác định chính xác điều bạn muốn. Chuyên gia đề xuất bạn tạo một bộ sưu tập những phong cách bạn yêu thích. Có thể bạn thích phong cách thanh lịch, cổ điển; hoặc bạn thích phong cách Boho,… Dù sở thích của bạn là gì đi nữa, hãy trình bày về chúng cho stylist của bạn biết để giúp họ hiểu thị hiếu của bạn. Nếu bạn thích kiểu nào đó trong ảnh chụp nhưng khi tạo kiểu thật thì bạn không thích nữa, đó là điều hoàn toàn bình thường – đây là lý do vì sao chúng ta có trang điểm và làm tóc thử!

    3. Ghi chép lại những phong cách bạn từng có mà bạn không thích
    Bạn không biết làm sao để mô tả thứ mình thích? Một cách khác để giúp bạn giao tiếp nhằm tìm ra điều bạn đang tìm kiếm là mô tả những gì bạn không muốn. Bạn từng là một phụ dâu và bạn không thích vẻ ngoài của mình lúc đó? Hãy kể cho stylist của bạn biết. Buổi làm tóc và trang điểm thử của bạn sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu các stylist biết trước được họ cần tránh những gì, và bạn sẽ không cần chờ đến lúc làm tóc trang điểm xong xuôi mới phát hiện ra là bạn không thích.

    4. Đến với mặt mộc và tóc sạch
    Đây là điều rất quan trọng! Hãy đến buổi làm tóc và trang điểm thử của bạn với mái tóc sạch và gương mặt không son phấn. Việc này không chỉ giúp các stylist tác nghiệp hiệu quả, mà bạn cũng sẽ thấy được chính xác vẻ ngoài của mình như thế nào trong ngày cưới

    5. Mua các phụ kiện và tóc nối từ trước
    Các stylist cần biết chính xác họ sẽ phải “xử lý” gương mặt và mái tóc của bạn trong ngày cưới với các loại trang sức và phụ kiên gì kèm theo, vì vậy hãy đem đến buổi trial những thứ bạn định dùng trong ngày cưới. Nếu thích có mái tóc dài và dày nhưng tóc bạn mỏng và ngắn, bạn có thể mua một bộ tóc nối kiểu clip-in extensions. Bạn quyết định sẽ đội thêm vương miện sau khi làm tóc thử? Hãy cho stylist biết điều đó để họ có thể tìm cách kết hợp nó vào kiểu tóc của bạn.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 15 nhiệm vụ của chú rể trong đám cưới

    15 nhiệm vụ của chú rể trong đám cưới

    Trong lúc chuẩn bị cho ngày cưới, chú rể nên chủ động đảm nhận các nhiệm vụ sau để hỗ trợ bạn đời tốt hơn:

    Up Vietbeauty Nhiem Vu Chu Re - baogiadinh.vnẢnh: JK_90 / Pixabay

    1. Tuyển chọn và quản lý các phụ rể
    Chú rể sẽ đảm nhận nhiệm vụ lựa chọn và mời những người anh ta chọn để làm phụ rể cho anh ta, theo dõi đôn đốc các buổi suit fittings, đồng thời thông báo cho các phụ rể tất cả các chi tiết về lịch trình và hoạt động đám cưới. Chú rể có thể yêu cầu best man (phụ rể chính) giúp đỡ trong khâu này, nhưng nhìn chung, nhiệm vụ chính vẫn là của chú rể.

    2. Phối hợp cùng bạn đời tương lai lập danh sách khách mời
    Bên cạnh việc đưa cho bạn đời tương lai danh sách những người thân và bạn bè chú rể muốn mời đến đám cưới, chú rể cũng phải có trách nhiệm tìm hiểu xem bố mẹ mình muốn mời ai. Đồng thời, anh ta cũng nên cung cấp cho bạn đời tương lai địa chỉ chính xác của những khách mà anh ta và bố mẹ anh ta quyết định mời.

    3. Theo dõi và đôn đốc các khách trả lời trễ
    Chú rể cũng có nhiệm vụ thu thập các RSVPs còn thiếu từ khách của phía anh ta (cũng như thu thập dinner orders, nếu có). Bạn và người bạn đời tương lai, mỗi người cần quản lý các mục này từ phía khách của mình.

    4. Dealing With His Family Xử lý các vấn đề từ gia đình anh ta
    Chú rể cần xử lý những mâu thuẫn và bất đồng đến từ phía gia đình anh ta mà có liên quan đến đám cưới. Dù là các chị em gái của anh ta gây rối vì bộ váy áo phụ dâu, hay mẹ anh ta đang khiến bạn đời của anh ta phát điên, chú rể nên nói chuyện riêng với bất cứ thành viên nào trong gia đình mình đang gây căng thẳng và tìm cách giải quyết vấn đề.

    5. Học khiêu vũ – và tập cho thành thạo
    Nếu bạn và người bạn đời quyết định học khiêu vũ để chuẩn bị cho đám cưới, hãy đăng ký trước đám cưới ít nhất sáu tháng. Với những chú rể không giỏi khiêu vũ, điều quan trọng là hãy giữ thái độ tích cực và đừng nghiêm trọng hóa vấn đề. Hãy cứ cố gắng – bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ này tốt đẹp.

    6. Chọn và tặng quà cho các phụ rể
    Đây là cơ hội để chú rể gửi lời cảm ơn các anh em và bạn bè vì đã giúp anh trong việc lo cho đám cưới cũng như đã hỗ trợ anh trong những năm tháng qua. Gợi ý cho bạn: Quà tặng phụ rể có thể là bình đựng nước, khuy măng sét, vé xem thể thao hoặc rượu ngon,…

    7. Viết và tập đọc lời tuyên thệ
    Nếu cặp đôi sắp cưới tự viết vows (lời tuyên thệ) của riêng họ, chú rể cũng nên dành thời gian nghĩ và viết ra những lời tuyên thệ chân thành, ý nghĩa trước khi ngày cưới đến. Bạn đừng chờ đến phút cuối mới nghĩ tới việc này. Sau khi đã tìm ra được lời tuyên thệ phù hợp, chú rể nên dành thời gian tập đọc to chúng từ trước.

    8. Lo liệu chu đáo cho rehearsal dinner
    Hãy đăng ký với priest/rabbi/officiant và đảm bảo là bố mẹ hai bên cũng như các phụ dâu phụ rể biết thời gian và địa điểm diễn ra rehearsal dinner. Thay mặt bạn đời đảm nhiệm vụ lo liệu cho rehearsal dinner là một động thái rất hào hiệp và sẽ giúp bạn đời tương lai bớt áp lực rất nhiều.

    9. Lo trang phục cho bản thân trong ngày cưới
    Chọn bộ suit vừa vặn với bản thân và phù hợp với phong cách chung của đám cưới cũng là một trong những nhiệm vụ của chú rể. Nếu chú rể thích thể hiện phong cách riêng, anh ta có thể sử dụng phụ kiện như khăn pocket square hoặc vớ có màu sắc/họa tiết thú vị,…

    10. Cắt tóc
    Trước ngày cưới khoảng hai tuần, chú rể nên đi cắt tóc để có vẻ ngoài chỉn chu.

    11. Make a toast (Phát biểu chúc mừng)
    Chú rể nên chuẩn bị cho việc phát biểu chúc mừng (và hồi đáp những lời phát biểu chúc mừng của khách) trong rehearsal dinner và trong reception.

    12. Tặng cho bạn đời một món quá ý nghĩa trong ngày cưới
    Theo truyền thống, cặp đôi mới cưới sẽ tặng quà cưới cho nhau. Chú rể có trách nhiệm chọn cho bạn đời tương lai một món quà đặc biệt, được gói ghém cẩn thận kèm theo một mẩu giấy nhắn chân thành. Cặp đôi có thể trao đổi quà cho nhau vào đêm trước đám cưới, hoặc chú rể có thể nhờ ai đó trao món quà của anh cho bạn đời trong lúc người bạn đời đang sửa soạn trong ngày cưới. Món quà không cần phải quá “hoành tráng”, mà nên là một thứ gì đó có ý nghĩa như một lá thư và một chai sâm panh để giúp ngày đặc biệt của hai bạn thêm phần kỳ diệu.

    13. Khiêu vũ với các bà mẹ và với các phụ dâu
    Bên cạnh điệu nhảy first dance với bạn đời, chú rể cũng nên mời mẹ mình, mẹ của bạn đời và các phụ dâu, khiêu vũ, cũng như mời maid/matron of honor khiêu vũ với mình.

    14. Chuẩn bị cho tuần trăng mật
    Theo truyền thống, chú rể cũng nên là người đảm nhận nhiệm vụ lên kế hoạch cho tuần trăng mật như một cách gây bất ngờ cho bạn đời. Dĩ nhiên, một số cặp đôi thích cùng nhau lo liệu cho khâu này. Dù hai bạn cùng chuẩn bị hay chú rể tự chuẩn bị một mình, lập kế hoạch cho tuần trăng mật chắc chắn là một trong những trách nhiệm của chú rể. Và kể cả khi người bạn đời của chú rể tham gia vào, chú rể vẫn có thể tìm cách lồng ghép vào chuyến đi những hoạt động vui nào đó để tạo bất ngờ thú vị cho bạn đời.

    15. Thường xuyên nói “I love you”
    Chú rể hãy để lại những lời nhắn nho nhỏ ở khắp nơi trong nhà để người bạn đời tìm thấy. Viết trên giấy Post-its, dùng phấn viết lên bảng, gắn một mẩu giấy bên dưới miếng nam châm trên tủ lạnh,… Trong lúc chuẩn bị cho đám cưới, những hành động nho nhỏ, lãng mạn, thậm chí sến súa, của bạn có thể khiến người bạn đời bớt căng thẳng và cười nhiều hơn. Bạn cũng có thể quyến rũ anh/cô ấy bằng cách này. Tình dục sẽ giúp giảm cảm giác căng thẳng do việc chuẩn bị cho đám cưới gây ra.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine