Thẻ: Wedding

  • 3 mẹo nên biết khi chọn phong cách mismatch cho đầm phù dâu

    3 mẹo nên biết khi chọn phong cách mismatch cho đầm phù dâu

    Nếu bạn muốn các phù dâu của mình có nhiều tự do hơn khi lựa chọn váy đầm trong đám cưới của bạn, những chiếc đầm mismatch là giải pháp tuyệt vời. Hai cách phổ biến nhất (và dễ nhất) là sử dụng những bộ đầm phù dâu có kiểu dáng khác nhau hoặc có các sắc độ (shade) khác nhau trong cùng một màu. Nhưng vẫn còn một số yếu tố khác để bạn cân nhắc. Sau đây là một số quy tắc có thể giúp bạn tạo phong cách mismatch cho các phù dâu một cách hiệu quả:

     - baogiadinh.vn

    Ảnh: Alison Dunn Photography

    1. Chỉ thay đổi hai thứ
    Những chiếc đầm theo phong cách mismatch chỉ phát huy tác dụng nếu chỉ có hai yếu tố của chúng là khác nhau. Ví dụ: Nếu bạn để các phù dâu tự chọn kiểu dáng và màu sắc (từ một bảng màu ấn định sẵn) cho váy đầm của họ, bạn nên chọn chất liệu. Việc này giúp các phù dâu ăn mặc tương đối đồng nhất mà vẫn bảo đảm họ có những chiếc váy hợp với đặc thù từng người.

    2. Chú ý đến địa điểm
    Khi lựa chọn yếu tố nào đó để thay đổi ở váy áo phù dâu (màu sắc, chất liệu, phong cách), bạn nên cân nhắc đến mức độ trang trọng (formality) của đám cưới. Tùy thuộc vào nơi đãi tiệc cưới – phòng dạ vũ (ballroom), bảo tàng (museum), công viên (park), v.v… – bạn sẽ muốn trang phục phù dâu phải phù hợp không khí nơi đó. Nếu bạn có một bữa tiệc trang trọng mà một trong các phù dâu lại muốn mặc đầm cotton ngắn trong khi cô khác lại mặc đầm dạ hội lụa dài chấm đất, như vậy trông sẽ rất khập khiễng.

    3. Chú ý đến màu sắc
    Nếu bạn muốn cho phép phù dâu tự do lựa chọn màu váy áo, bạn có thể ấn được trước một (hoặc hai) màu rồi sau đó để họ chọn một sắc độ trong gia đình màu đó. Bạn cũng có thể chọn một màu kinh điển như xanh dương (blue) rồi để các phù dâu chọn màu họ ưa thích từ nhạt sang đậm để tạo hiệu ứng ombré. Váy đầm có những sắc độ màu khác nhau – dù đó là màu trơn, họa tiết in hay metallic – đều có vô số phương án cho các phù dâu lựa chọn. Bạn chỉ cần lưu ý là tìm một màu hợp với nhiều màu da khác nhau của các cô gái. Các màu đá mài (stonewashed colors) – như hồng phấn (blush) và xám (gray), hay các màu ánh kim (metallic) như màu champagne hay vàng hồng (rose gold) – là những màu dễ sử dụng.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • Các chi phí một phụ dâu phải gánh vác

    Các chi phí một phụ dâu phải gánh vác

    Thông thường, sau đây là những khoản các phụ dâu (bridesmaid) phải thanh toán trong đám cưới của bạn/chị/em/… của họ:

     - baogiadinh.vnTiệc tặng quà cưới (Bridal shower)
    Người trả: Phụ dâu danh dự (maid of honor) hoặc chủ tiệc (host)
    Theo truyền thống, phụ dâu danh dự sẽ là người tổ chức sự kiện này. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các thành viên gia đình như mẹ/dì của cô dâu có thể đứng ra tổ chức. Khi đó, dù người tổ chức là ai, các phụ dâu (bridesmaids) cũng không có nghĩa vụ phải đóng góp kinh phí cho sự kiện. Nếu bạn là phụ dâu danh dự và cảm thấy chi phí tổ chức hơi quá sức mình, hãy nói chuyện với mẹ của cô dâu hoặc một thành viên nào đó trong gia đình cô dâu để xem họ có thể hỗ trợ bạn phần nào không.

    Tiệc chia tay đời độc thân (Bachelorette party)
    Người trả: Các phụ dâu
    Các phụ dâu là người có nghĩa vụ chi trả cho sự kiện này. Tùy vào nguyện vọng của cô dâu hoặc ý tưởng tổ chức của phụ dâu danh dự, bạn có thể được yêu cầu chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của cô dâu. Dù đó là một bữa tối thịnh soạn, chi phí trang hoàng hoặc chi phí ở khách sạn, phụ dâu không những phải gánh chi phí của bản thân mà còn phải cùng nhau san sẻ chi phí cho cô dâu.

     - baogiadinh.vnVáy đầm phụ dâu
    Người trả: Các phụ dâu
    Trừ khi cô dâu đủ hào phóng đến mức gánh khoản chi phí này cho phụ dâu, thông thường các phụ dâu phải bỏ tiền túi cho váy áo và các khoản chỉnh sửa (nếu có). Tùy vào việc cô dâu muốn các bạn mặc gì, có thể các bạn sẽ có đôi chút quyền tự chủ trong việc chọn mua đầm. Nhiều cô dâu cho phép phụ dâu của họ ăn mặc phong cách mix-and-match, trong khi số khác muốn các phụ dâu phải mặc trang phục giống hệt nhau. Là cô dâu, bạn nên “nhẹ tay” trong việc bắt phụ dâu chi tiền để họ được “dễ thở”.

     - baogiadinh.vnHoa cầm tay
    Người trả: Cô dâu
    Nếu cô dâu muốn các phụ dâu của mình cầm hoa khi bước vào lễ đường, cô dâu phải có trách nhiệm thu xếp và chi trả cho khoản này.

    Trang sức
    Người trả: Tùy trường hợp
    Nếu có dâu muốn các phụ dâu của mình đeo một sợi dây chuyền hay một cặp bông tai thuộc một thương hiệu hoặc kiểu dáng nào đó nhất định, cô dâu nên mua tặng họ để làm quà. Nếu cô dâu chỉ yêu cầu những món trang sức phổ biến, có thể được tìm thấy trong hộp trang sức của hầu hết mọi phụ nữ – như bông tai vàng hay dây chuyền ngọc trai – thì việc đó trở thành trách nhiệm của các phụ dâu.

     - baogiadinh.vn

    Làm tóc và trang điểm
    Người trả: Tùy trường hợp
    Việc này tùy thuộc vào độ lộng lẫy mà cô dâu muốn thấy ở phụ dâu của mình. Nếu cô dâu muốn các phụ dâu tuân theo một phong cách trang điểm hay kiểu tóc nào đó, cô dâu phải có trách nhiệm trả khoản này. Nếu cô dâu để các phụ dâu tự chọn kiểu tóc và phong cách trang điểm, chi phí cho khoản này có thể sẽ phải do phụ dâu gánh. Một số cô dâu chi trả cho khoản làm tóc phụ dâu trong ngày cưới như một món quà tặng họ, sau đó để phụ dâu tự chọn kiểu trang điểm và phụ dâu sẽ tự trả tiền cho dịch vụ đó (hoặc ngược lại). Đây cũng là một ý hay; nhưng nhìn chung, nếu cô dâu muốn các phụ dâu của mình đẹp hoàn chỉnh, cô dâu nên gánh phần chi phí.

    Chi phí khách sạn và máy bay
    Người trả: Các phụ dâu
    Phụ dâu có trách nhiệm tự lo phần đi lại của mình cho đám cưới và tự đặt chỗ lưu trú. Cô dâu đã có đủ gánh nặng tài chính phải lo nên các phụ dâu đừng kỳ vọng rằng cô dâu sẽ gánh luôn những khoản này cho các bạn.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 10 dịch vụ làm đẹp bạn nên dùng trước ngày cưới

    10 dịch vụ làm đẹp bạn nên dùng trước ngày cưới

    Với các dịch vụ làm đẹp sau đây, những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn sẵn sàng cho ngày cưới:

    Up Vietbeauty Dich Vu Lam Dep - baogiadinh.vnẢnh: maya_7966 / Pixabay

    1. Dermatologist
    Dù bạn gặp vấn đề gì về da, tìm đến dịch vụ của một dermatologist (bác sĩ da liễu) sẽ giúp đảm bảo làn da của bạn được chăm sóc đúng cách trước ngày cưới.

    2. Laser Hair Removal
    Nếu bạn muốn triệt lông bằng tia laser, hãy tìm đến chuyên gia từ sớm. Bạn sẽ cần bốn đến sáu buổi trị liệu mới có thể làm sạch lông trên cơ thể.

    3. Dentist
    Tìm đến một dentist (nha sĩ) để họ chăm sóc răng miệng cho bạn sẽ giúp bạn có nụ cười đẹp trong ngày cưới.

    4. Hair Colorist
    Nếu muốn nhuộm tóc, trước ngày cưới từ ba đến sáu tháng, bạn nên thảo luận với hair colorist (chuyên viên nhuộm tóc) về màu tóc mà bạn mong muốn. Cũng sẽ là ý hay nếu bạn cho họ xem hình ảnh các phụ kiện tóc mà bạn dự định sẽ dùng trong ngày cưới, để chuyên viên nhuộm tóc có thể đưa ra phương án nhuộm thích hợp.

    5. Hairstylist
    Thông thường, các cô dâu sẽ đến buổi hair trial trước ngày cưới vài tháng. Nhưng tốt hơn nữa, bạn hãy gặp stylist của mình hai lần: một lần để cắt tóc và một lần để tạo kiểu. Việc này giúp stylist làm quen với loại tóc của bạn và giúp bạn chọn được hairstyle phù hợp nhất.

    6. Facialist
    Dù không thật sự cần thiết, nhưng dịch vụ facial là một ý hay cho những người sắp cưới. Bạn có thể sử dụng dịch vụ này trước ngày cưới từ hai đến ba tuần, nếu đó là lần đầu bạn dùng dịch vụ facial, (vì bạn sẽ không biết da mặt mình sẽ phản ứng ra sao), hoặc cho một liệu pháp mạnh như microdermabrasion (vì mặt bạn sẽ bị đỏ trong vài ngày). Còn nếu bạn chỉ chọn soothing treatment mà trước đó bạn đã từng dùng, tuần ngay trước đám cưới đã là thời điểm hợp lý rồi.

    7. Makeup Trial
    Có thể makeup artist (chuyên viên trang điểm) sẽ cần trang điểm thử cho bạn vài lần mới tìm được phong cách lý tưởng với bạn, vì vậy đừng nản lòng. Bạn nên dành ra vài giờ làm quen với họ và cho họ xem hình chụp các kiểu trang điểm mà bạn thích. Khi cần miêu tả kiểu trang điểm nào đó, hãy nói cụ thể: Matte hay dewy? Bronzy hay smoky eye? Nếu có gì đó họ làm cho bạn mà bạn không thích, hãy lên tiếng. Khi bạn trung thực với họ, họ sẽ biết họ cần sửa ở đâu.

    8. Hair Extensions
    Nếu muốn tóc mình dài hơn trong ngày cưới, nối tóc có thể là giải pháp cho bạn. Thứ nhất, hãy tìm hiểu xem bạn muốn kiểu nối tóc nào: clip-ins, tape hay là keratin bonds. Sau đó hãy gọi điện cho salon mà bạn thường đến và hỏi xem họ có thực hiện nối tóc hay không; salon cung cấp luôn tóc nối hay bạn phải tự chuẩn bị,… Nếu bạn phải tự đem theo tóc nối, sẽ là ý hay khi đưa chuyên viên nối tóc đến các buổi làm tóc khác của bạn để stylist và colorist có thể làm việc với họ.

    9. Tanning Salon
    Nếu muốn làm nâu da để chuẩn bị cho ngày cưới, bạn có thể đăng ký dịch vụ spray tan ở salon với một aesthetician (chuyên viên mỹ dung). Họ sẽ biết cách giúp bạn có làn da nâu đẹp và khỏe khoắn.

    10. Manicurist
    Thời gian lý tưởng nhất để đi làm móng là trước ngày cưới một hoặc hai ngày.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 9 thông tin cưới bạn nên cho khách biết sớm

    9 thông tin cưới bạn nên cho khách biết sớm

    Nắm được những thông tin này từ sớm sẽ giúp khách bớt áp lực và có sự chuẩn bị tốt hơn để dự đám cưới của bạn:

     - baogiadinh.vnẢnh: ANURAG1112 / Pixabay

    1. Quy định về trang phục
    Khách dự đám cưới của bạn hẳn sẽ muốn biết trước về dress code để có thể lựa chọn trang phục phù hợp. Chẳng ai muốn mình ăn mặc “lệch quẻ” so với mọi người. Hãy thể hiện sự chu đáo của người tổ chức đám cưới bằng cách thông báo một cách rõ ràng cho khách mời về dress code của đám cưới. Bạn có thể giải thích chi tiết hơn trên website của mình.

    2. Cho khách nữ biết về loại giày nên mang
    Một lễ cưới thông thường sẽ diễn ra ở nhà thờ và phần tiệc sẽ diễn ra trong phòng dạ hội. Nếu bạn có một đám cưới như vậy, bạn có thể bỏ qua phần này. Nhưng nếu đám cưới diễn ra ở nơi nhiều sỏi đá, cỏ mềm hoặc nhiều cát, hãy báo trước cho khách mời về điều đó. Việc này giúp họ chọn được loại giày phù hợp với địa điểm cưới. Nếu bạn không muốn tiết lộ quá nhiều chi tiết về ngày cưới của mình, một thông báo ngắn trên website kiểu như: “We’ll be outside for a portion of the evening, so ladies, please opt for wedges or thick heels over stilettos” có thể cho khách biết loại giày phù hợp họ nên mang mà không biết gì về tiệc cocktail ngắm hoàng hôn bên vách đá mà bạn đã chuẩn bị cho họ.

    3. Cho mọi người biết hashtag của đám cưới
    Nếu hai bạn dự định sử dụng wedding hashtag, hãy cho mọi người biết về nó trước khi ngày cưới đến. Như vậy họ có thể sử dụng hashtag đó trong tất cả các sự kiện chuẩn bị cho đám cưới, từ engagement party, bridal shower cho đến rehearsal dinner.

    4. Mời một số khách phát biểu
    Nếu bạn muốn mời vị khách nào đó phát biểu hoặc đọc trích dẫn trong đám cưới của bạn, bạn nên báo trước cho họ để họ có thời gian chuẩn bị. Các khách này thường là thành viên gia đình hoặc bạn bè thân thiết, họ sẽ rất trân trọng vinh dự này. Cho nên đừng chờ đến phút cuối mới mời họ đứng lên nói – việc đó sẽ khiến họ chịu nhiều áp lực hơn mức cần thiết. Bên cạnh đó, bạn nhớ cho họ biết họ sẽ phát biểu trong phần nào của đám cưới. Đối với loại thông tin này, bạn nên gọi điện riêng cho những khách đó để mời; hoặc tốt hơn nữa là mời họ đi uống cà phê để ngỏ lời mời – bạn và họ có thể thảo luận với nhau cụ thể hơn.

    5. Chia sẻ thông tin lưu trú
    Thông tin này nên được chia sẻ từ sớm, nhất là khi hai bạn có nhiều khách ở xa. Hãy đặt các room blocks ở một số khách sạn địa phương (có thể cân nhắc đưa ra nhiều phương án có các mức giá khác nhau cho khách chọn). Các gói room blocks được rất nhiều cặp đôi ưa chuộng, chúng giúp khách của bạn được ở gần nhau và thường đi kèm các gói giảm giá. Bạn có thể cung cấp room block information cho khách mời thông qua wedding website của các bạn và/hoặc in thành insert (tờ bướm) rồi gửi kèm thiệp mời.

    6. Thông tin về phương tiện vận chuyển
    Dù các chỉ dẫn đơn giản chỉ là hướng di chuyển đến nơi tổ chức và thông tin về đậu xe, hay là những chỉ dẫn cụ thể về các phương tiện di chuyển mà hai bạn cung cấp cho khách, hãy thông báo trước cho khách về lịch trình vận chuyển để khách không phải tốn công vô ích mà chuẩn bị cho khâu này. Nếu khách ở lại trong cùng khu khách sạn với các bạn, hãy cho họ biết khi nào các shuttles sẽ rời đi, hoặc khách có nên lái xe hay gọi taxi để di chuyển hay không. Nếu khách lưu trú ở chỗ khác với hai bạn, hãy cho khách biết họ có thể đậu xe tại khách sạn và chọn shuttle, hay các phương tiện khác để đến địa điểm cưới hay không. Hãy đăng những thông tin này lên website của bạn khi bạn gửi thiệp save-the-date, để khách biết mà lên kế hoạch cho việc đi lại. Bạn cũng có thể in các tờ insert rồi gửi kèm thiệp mời nếu ngân sách cho phép.

    7. Cho khách biết về các sự kiện liên quan đến đám cưới
    Bạn định mời mọi người đi uống vài ly chào mừng vào đêm trước ngày cưới, hoặc muốn mời họ dùng bữa brunch vào sáng hôm sau ngày cưới? Hãy báo trước cho khách biết để khách có thể lập kế hoạch cho việc di chuyển cho phù hợp. Khách có thể sẽ cần xin nghỉ phép ở chỗ làm, đặt ngày giờ cho các chuyến bay, rút ngắn hoặc kéo dài thời gian lưu lại khách sạn,… Kể cả khi hai bạn không có các sự kiện phụ, nếu các bạn có nhiều khách mời là người từ xa đến, các bạn cũng hãy đề xuất cho họ những quán ăn và địa điểm du lịch ở địa phương mình, cũng như những tiện ích như chợ, nhà thuốc,… để tiện cho khách trong dịp cuối tuần. Hãy đăng tải các thông tin này lên website của hai bạn. Hoặc bạn có thể in các tờ bướm rồi gửi kèm với thiệp mời cho những khách được bạn mời dự những sự kiện cụ thể nào đó. Hay gửi một thư mời qua email cũng được.

    8. Báo khách biết khi bạn nhận được quà họ tặng
    Khách thường tốn nhiều công sức chọn quà cho hai bạn, và họ sẽ muốn biết quà có đến tay các bạn an toàn hay không. Nếu nhiều quà cưới được gửi tới tấp đến nhà các bạn trước ngày cưới, hai bạn đừng chờ đến sau đám cưới mới gửi thiệp cảm ơn. Theo phép lịch sự: Thiệp cảm ơn nên được gửi đi trong vòng hai tuần tính từ lúc nhận được quà. Nếu bạn không thể gửi thiệp cảm ơn trong vòng hai tuần, hãy gửi ngay một email cho người tặng và báo rằng bạn đã nhận được quà, bạn thích món quà ra sao và nhắn họ hãy đợi thiệp cảm ơn được hai bạn gửi bằng đường bưu điện.

    9. Nhắc họ (một lần nữa) về RSVP date
    Sẽ có một số khách quên trả lời thiệp mời đám cưới của hai bạn. Mà các bạn thì phải chốt số khách đến dự để đặt chỗ và đặt đồ ăn. Bạn có thể gửi tin nhắn qua điện thoại để nhắc các khách này về hạn chót gửi RSVP. Câu chữ không cần quá màu mè, chỉ cần một tin nhắn ngắn gọn thân tình kiểu như: “Hi there! Working on the guest list and I was wondering if you were going to be able to come to the wedding? We really hope you can make it ”

    Nếu lượng khách bạn cần nhắn tin là quá đông, bạn có thể cân nhắc việc dùng các ứng dụng như WedTexts: cho phép bạn gửi lời nhắc đến khách về mọi thứ, bao gồm RSVP date. Tuyệt hơn nữa là, bạn có thể tự do tạo lời nhắn theo ý mình để nói chính xác điều bạn muốn.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazize

  • Các nhiệm vụ của phụ dâu chính

    Các nhiệm vụ của phụ dâu chính

    Đây là những nhiệm vụ chủ yếu của phụ dâu danh dự (maid of honor – còn gọi là phụ dâu chính):

     - baogiadinh.vn

    Quản lý nhóm phụ dâu
    Đây có lẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của phụ dâu chính. Cô ấy phải điều động các vai trò cho những phụ dâu khác, đảm bảo các phụ dâu nhận được váy áo của mình, tham dự các buổi thử váy, cung cấp thông tin cho họ về mọi sự kiện trước đám cưới, v.v… Tất nhiên, các phụ dâu khác cũng có việc để làm và phải hỗ trợ phụ dâu chính, nhưng nhìn chung phụ dâu chính là “quản đốc” của những người này. Phụ dâu chính cũng nên là người chỉ đạo các phụ dâu khác tham gia buổi tổng duyệt (rehearsal), điều phối việc đi lại và lưu trú (nếu cần); bảo đảm các phụ dâu có bó hoa phù hợp và được làm tóc, trang điểm kịp thời.

    Tiếp khách (thỉnh thoảng)
    Kể cả khi phụ dâu chính của bạn không thể đảm nhận mọi sự kiện trước đám cưới (preweddign events), cô ấy nên đứng ra tổ chức (host) hoặc đồng tổ chức (cohost) một trong các buổi tiệc tặng quà cưới (bridal shower) của bạn. Cô ấy cũng nên lo việc tiếp đón khách khứa đôi chút trong tiệc cưới của bạn (do lúc đó bạn sẽ bận xã giao với các khách khác) – như chỉ cho khách chỗ ngồi, hướng dẫn khách đường tới nhà vệ sinh, nói khách biết phải để quà ở đâu hoặc mời khách ký tên và sổ lưu niệm. Cô dâu chú rể sẽ bớt vất vả nếu những phần việc này được phù dâu chính gánh giúp.

    Cầm giúp đồ
    Việc này tương đối đơn giản. Phụ dâu chính có thể cầm hoa cưới cho bạn trong lúc bạn và chú rể làm hôn lễ, và cầm nhẫn cho chú rể trong khi lễ cử hành. (Mách nhỏ: An toàn nhất là phụ dâu chính đeo nó ở ngón cái của mình.) Có thể cô ấy cũng nên quấn thêm vài miếng khăn giấy quanh cuống bó hoa của mình, phòng khi cô dâu hoặc các phụ dâu xúc động rơi lệ.

    Ký vào giấy phép kết hôn (marriage license)
    Nếu phụ dâu chính là người làm chứng cho bạn, đây cũng là việc của cô ấy.

    Hỗ trợ bạn về tinh thần
    Phù dâu chính nên là người được bạn tin tưởng để có thể tâm sự thoải mái với cô ấy về những vấn đề liên quan đến đám cưới. Cô ấy phải là người biết lắng nghe và có khả năng giúp bạn định hướng và giải quyết khó khăn (đôi khi tất cả những gì cô ấy cần làm là đưa cho bạn khăn giấy và những cái ôm thân thương). Tốt hơn nữa, cô ấy có thể làm bạn cười – tiếng cười là liều thuốc chống căng thẳng hiệu quả nhất.

    Làm những công việc thông thường
    Phụ dâu chính sẽ là cánh tay phải đắc lực của cô dâu. Cô ấy nên có khả năng hỗ trợ cô dâu trong những việc thông thường như viết thiệp mời, chọn màu trang trí cho đám cưới, chọn hương vị bánh cưới, v.v… Trong thời gian trước đám cưới, phụ dâu chính có thể giúp loan truyền thông tin về danh sách quà cưới bạn đăng ký, đồng thời ghi chép lại tất cả các quà bạn đã nhận trong các sự kiện có liên quan. Khi cô dâu cử hành hôn lễ, phụ dâu chính nên là người giúp cô dâu chỉnh mạng che mặt, trải áo cưới; nhận bao thư quà cưới được khách đem tới tiệc cưới và cất chúng ở nơi an toàn; và giúp cô dâu chuẩn bị cho tuần trăng mật bằng cách thu xếp việc cất giữ áo cưới cho cô dâu sau khi các sự kiện đã hoàn tất (nếu có thể).

    Nhảy múa và tận hưởng niềm vui
    Phụ dâu danh dự của bạn hẳn là một người quan trọng trong đời bạn, và cô ấy đã rất nỗ lực để bảo đảm ngày vui của bạn diễn ra mỹ mãn nhất có thể. Điều này có nghĩa là cô ấy xứng đáng hưởng thời gian vui vẻ trong ngày bạn kết hôn. Nếu được, cô ấy có thể nâng ly chúc mừng cô dâu chú rể và phát biểu vài cảm nghĩ vui trong tiệc của bạn, và, tất nhiên là, nhảy nhót tưng bừng.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • Mẹo giúp chú rể chọn phụ rể và phụ rể danh dự

    Mẹo giúp chú rể chọn phụ rể và phụ rể danh dự

    Sau đây là một số trường hợp các chú rể tương lai thường gặp khi chọn phù rể danh dự (Best Man) và phụ rể (groomsman) cho mình:

     - baogiadinh.vnNếu hôn thê của bạn ghét người bạn muốn chọn làm phụ rể
    Rất có thể cô ấy có lý do chính đáng. Biết đâu cô ây tình cờ nghe được anh ta gọi cô ấy là “cô ả mũi to” hay nói hoặc làm gì đó xúc phạm cô ấy. Trong trường hợp đó, bạn cần đứng lên bảo vệ danh dự người phụ nữ của mình và không mời người bạn đó làm phụ rể nữa. Xin lỗi quý ông, ngài đã không còn ở thời xem bạn bè quan trọng hơn mọi thứ rồi.

    Tuy nhiên, nếu lý do vợ tương lai của bạn đưa ra khá vụn vặt – như cô ấy không thích cách anh ta nhai đồ ăn, hay anh ta nói chuyện lớn tiếng, v.v… bạn nên bày tỏ cho cô ấy biết quan điểm và tình thân mến mà bạn dành cho anh bạn đó. Trong trường hợp này, chúng tôi tin bạn có quyền chọn bất cứ ai bạn muốn để làm phụ rể trong đám cưới của mình.

    Nếu bạn thân của bạn không sẵn sàng cho nhiệm vụ đó
    Không phải quý ông nào cũng có một người bạn thân chỉn chu, chín chắn, đáng tin cậy. Nếu bạn thấy người bạn của mình không phù hợp với vai trò phụ rể, bạn nên chọn ai đó thích hợp hơn, kể cả khi người đó không phải bạn thân nhất của bạn.

    Một cách ngắn gọn: Phụ rể danh dự của bạn nên là người anh em hoặc người bạn thân nhất của bạn. Nhiệm vụ của phụ rể danh dự cũng không có gì quá phức tạp, và nếu có gì đó anh ta không xử lý được, bạn có thể đơn giản là tự xử lý việc đó hoặc giao việc đó cho một phụ rể khác.

    Nếu bạn có nhiều hơn một người bạn thân thiết, và bạn không muốn làm mất lòng ai trong số họ
    Bạn có anh/em trai không? Nếu có, cứ chọn người anh/em trai đó. Các bạn của bạn sẽ hiểu là người nhà luôn được ưu tiên. Nếu bạn không có anh/em trai, và các ông bạn thân của bạn không ai chịu nhường ai, thôi thì cứ cho bọn họ cùng làm phụ rể danh dự. Bạn có thể chia nhiệm vụ cho họ: một người lo tiệc chia tay độc thân (bachelor party), một người giữ nhẫn cưới, v.v…

    Và hãy thẳng thắn! Nếu bạn có nhiều bạn thân – như hai người chẳng hạn – và một người làm bạn với bạn được 7 năm, còn người kia mới quen bạn được 3 năm, hãy chọn người bạn 7 năm. Nêu rõ lý do với đám bạn của bạn sẽ giúp họ hiểu. Bạn có thể nói rằng bạn quý tất cả bọn họ như nhau, và nếu được, bạn sẽ cho tất cả bạn họ làm phụ rể danh dự, nhưng nghi lễ ngu ngốc này chỉ cho phép bạn chọn một. Đơn giản thế thôi.

    Bạn thân nhất của bạn là nữ, và cô ấy muốn làm phụ rể
    Cứ chịu luôn. Việc nữ giới làm phụ rể ngày càng trở nên phổ biến, miễn là vợ tương lai và gia đình của bạn không thấy phiền với việc này. Không có quy định nào bắt phụ rể phải là nam. Cách khác: Bạn có thể để cô bạn thân của mình làm phụ dâu cho vợ bạn, nhưng việc này có thể hơi gượng ép và kém khôn ngoan, nhỉ? Cô ấy là bạn của bạn, chứ không phải của vợ bạn. Nếu có thể, hãy để cô ấy đứng cạnh bạn trong ngày cưới. Miễn là bạn và cô ấy không làm gì có lỗi với cô dâu.

    Nhưng, nếu bạn và cô bạn thân từng ngủ với nhau, tốt nhất đừng để cô ấy làm phụ rể, kể cả khi hôn thê của bạn nói rằng cô ấy không thấy khó chịu gì.

    Nếu bạn muốn có 5 phụ rể nhưng cô dâu chỉ muốn có 2 phụ dâu
    Bạn và cô dâu nên thảo luận với nhau về vấn đề này, nhưng nếu cả hai không thể thỏa hiệp, hãy nhường cho vợ bạn lựa chọn. Chi phí dành cho phụ dâu thường cao hơn nhiều so với chi phí dành cho phụ rể. Vì thế đừng quá bắt ép cô ấy.

    Nếu bạn không mấy thân thiết với anh/em trai
    Phụ rể danh dự là một danh hiệu đáng tự hào. Tuy nhiên, nếu bạn miễn cưỡng chọn người anh/em mà bạn không mấy gần gũi, điều đó có thể khiến bạn phải trông cậy vào bạn bè mình trong mọi việc. Giải pháp: Bạn có thể cho anh/em của mình làm phụ rể, và giao vai trò phụ rể danh dự cho người bạn mà bạn tin tưởng nhất. Nhưng trừ khi bạn ghét anh/em trai mình tận xương tủy và muốn khơi mào một cuộc chiến với người anh/em đó…, đừng bao giờ loại người anh/em đó hoàn toàn khỏi danh sách phụ rể của bạn.

    Nếu hôn thê của bạn muốn anh/em trai cô ấy làm phụ rể
    Xin chia buồn, bạn gần như không có lối thoát cho tình huống này. Nếu vợ tương lai của bạn khăng khăng muốn anh/em trai của cô ấy làm phụ rể, việc bạn từ chối có thể giúp bạn thắng – trong ngày cưới – nhưng thua trên mặt trận tình cảm với nhà vợ. Ngoài ra, luật bất thành văn là bạn nên chọn một người anh/em trai của cô dâu làm phụ rể cho mình.

    Bạn còn một nước cờ khác để chơi. Thay vì từ chối anh/em trai cô ấy, hãy thử giới hạn số lượng phù rể. Bạn có thể nói: “Em à, anh rất muốn mời anh trai em làm phụ rể, nhưng Peter, Greg, và Bobby là 3 người bạn thân nhất của anh, việc họ hiện diện bên canh anh trong hôn lễ là rất có ý nghĩa với anh. Anh đã mơ về ngày này nhiều năm rồi.” Không có gì đảm bảo là cách này thành công, do vợ bạn có thể sẽ đề nghị tăng số lượng phụ rể lên. Nhưng cách này đáng để thử.

    Nếu bạn không có 3 người bạn tốt
    Bạn có thể tìm người khác. Những đối tượng bạn có thể lựa chọn là anh/em ruột hoặc anh/em họ của bạn, anh/em ruột hoặc anh/em họ của cô dâu. Hãy thử liên lạc với người bạn thân nhất của bạn thời đại học. Hoặc chọn bố của bạn làm phụ rể danh dự. Bạn hoàn toàn không có ai để lựa chọn? Chỉ việc cắt giảm số lượng phụ rể xuống mức thấp nhất có thể.

    Nếu bạn phải chọn giữa 2 anh/em trai và 1 người bạn thân
    Sẽ khá khó xử nếu phải chọn một trong hai người anh/em ruột làm phụ rể danh dự trong khi để người còn lại làm phụ rể. Bạn có thể để hai người anh/em của mình làm phụ rể, và chọn người bạn còn lại làm phụ rể danh dự. Họ sẽ hiểu cho bạn. Bạn có thể nói với họ: “Nếu được chọn 2 phụ rể danh dự, anh/em sẽ làm vậy, nhưng đám cưới không cho phép.”

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • Tại sao năm đầu hôn nhân thường là giai đoạn khó khăn nhất?

    Tại sao năm đầu hôn nhân thường là giai đoạn khó khăn nhất?

    Nhiều người đồng ý với nhau rằng năm đầu tiên của đời sống hôn nhân là năm nhiều thách thức nhất. Sau ngày cưới, hai bạn sẽ phải tính đến việc lo lắng cho tình hình tài chính chung của cả hai, tìm giải pháp dung hòa cho sự nghiệp của cả hai, và những nghĩa vụ chung với gia đình hai bên, phải đối mặt với những vấn đề thực tế của đời sống hôn nhân. Song song đó là những áp lực của tuổi trưởng thành: khoản nợ thời sinh viên, chi phí cuộc sống ngày một tăng, không có đủ tự do cần thiết – và những điều này giờ đây nhân lên gấp đôi.

    Up Vietbeauty Tai Sao Nam Dau Hon Nhan Thuong La Giai Don Kho Khan Nhat - baogiadinh.vnẢnh: Pexels / Pixabay

    Bạn phải nghĩ cho bản thân và cho người bạn đời. Bạn không muốn tỏ ra không hạnh phúc trong mắt người khác; bạn cũng không muốn đóng vai một người vợ/chồng xấu tính. Nhưng không có gì đáng xấu hổ khi thừa nhận rằng bạn đang vật lộn với những khó khăn trong hôn nhân, và những khó khăn đó cũng không có nghĩa là bạn hối hận vì đã kết hôn. Nói chuyện về những thử thách đó có thể giúp ích cho bạn rất nhiều.

    Theo một số chuyên gia về hôn nhân, năm đầu tiên của một cặp đôi thường là năm khó khăn nhất, kể cả khi họ đã chung sống với nhau từ trước.

    Sau một đám cưới linh đình và kỳ trăng mật ngọt ngào, nhiều cặp đôi phải quay lại với đời sống thực và họ cảm thấy thất vọng vì điều đó.

    Đời sống hôn nhân khác với việc yêu đương hoặc chung sống đơn thuần. Trong hôn nhân, hai bạn tham gia vào một hợp đồng gắn kết với nhau vĩnh viễn. Mỗi cuộc tranh cãi hoặc mỗi sự thất vọng trong hôn nhân có thể khiến các bạn cảm thấy sợ hãi: vì hai bạn phải đối mặt với những khác biệt giữa hai người suốt-cả-đời. Đó là chưa kể bạn còn phải chịu đựng những người nhà bên vợ hoặc bên chồng.

    Năm đầu tiên của cuộc hôn nhân không nhất thiết phải là một năm không hạnh phúc. Dĩ nhiên là hai bạn chịu nhiều áp lực, nhưng hãy cố gắng suy nghĩ thông suốt. Nếu bạn thấy mình buồn hoặc bực bội, hãy hít một hơi. Bạn và người bạn đời tranh cãi có phải vì anh/cô ấy đã thực sự làm gì sai không? Cuộc hôn nhân này là thảm họa hay tất cả chỉ do bạn tưởng tượng ra? Thông thường, nếu bạn dành thời gian suy nghĩ, bạn sẽ thấy vấn đề nằm ở chỗ khác.

    Còn nếu vấn đề nằm ở người bạn đời, bạn hoàn toàn có quyền nói về nó với anh/cô ấy. Chỉ vì bạn cam kết ở bên anh/cô ấy suốt đời không có nghĩa là bạn phải cam chịu những thói hư tật xấu của anh/cô ấy. Trên thực tế, giao tiếp cởi mở và hiệu quả với nhau có thể giúp hai bạn giải quyết vấn đề. Nếu đối đế quá, bạn có thể tâm sự cùng bạn bè. Điều đó không biến bạn thành một người vợ/chồng không tốt, và họ sẽ hiểu điều đó.

    Tin tốt lành là, năm đầu đầy khó khăn của cuộc hôn nhân sẽ không kéo dài mãi mãi. Các cặp đôi sẽ dần ổn định và làm quen với đời sống hôn nhân. Những năm sau đó sẽ dễ chịu và nhẹ nhàng hơn.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 5 bài học từ đám cưới của các “sao”

    5 bài học từ đám cưới của các “sao”

    Đám cưới của những người nổi tiếng thường được nhiều người chú ý: ảnh chụp đẹp lung linh, trang trí lộng lẫy, hoa lá đẹp,… Và từ đám cưới của họ, chúng ta cũng có thể học được nhiều điều. Sau đây là một số bài học chúng tôi đúc kết được để giúp bạn có một đám cưới tuyệt vời hơn cho riêng mình:

     - baogiadinh.vn1. Sự đơn giản
    Khi ca sĩ Kelly Clarkson kết hôn cùng Brandon Blackstock vào năm 2021, họ chọn đãi tiệc ở một trang trại đơn sơ. Bau đầu họ dự định làm tiệc lớn, nhưng sau đó Clarkson nói rằng cả hai người cảm thấy quá “choáng ngợp” nên đã quyết định tổ chức đơn giản hơn để sự kiện phản ánh đúng phong cách của họ. Nếu bạn không thích một đám cưới hoành tráng, đừng ngại lựa chọn quy mô tiệc nhỏ hơn!

    2. Nói “không” với công nghệ
    Trong đám cưới của mình, người mẫu, diễn viên Kim Kardashian và Kanye West đã yêu cầu khách không được chụp hình cô dâu chú rể. Có thể bạn không có nhiều tạp chí xếp hàng xin trả tiền để có ảnh cưới của bạn, nhưng việc yêu cầu khách để việc chụp ảnh cho nhiếp ảnh gia sẽ giúp khách chú ý tận hưởng khoảnh khắc thật của đám cưới, cô dâu chú rể sẽ có nhiều khuôn hình đẹp chất lượng thay vì hàng đống ảnh chụp từ iPhone.

    3. Thể hiện những thứ có ý nghĩa với bạn
    Nữ diễn viên Blake Lively rất thích làm bánh, vì thế trong đám cưới của cô với Ryan Reynolds, bàn tráng miệng của họ có rất nhiều chiếc bánh ngon khác nhau và họ dùng chúng thay cho bánh cưới. Bạn có thể tìm cách lồng ghép những đam mê và sở thích của mình vào đám cưới.

    4. Kỷ niệm ngày cuối cùng của đời sống độc thân
    Khi cưới Mike Fisher vào năm 2010, nữ ca sĩ Carrie Underwood đã thuê một khu nghỉ dưỡng (resort) cho gia đình cô vào dịp cuối tuần. Trước ngày cưới, cô cùng mẹ và hai chị em gái sử dụng dịch vụ làm móng, cùng nhau hồi tưởng về những kỷ niệm và dành thời gian ở bên nhau. Khi lập kế hoạch cho đám cưới, bạn đừng quên biến ngày trước ngày cưới thành một ngày đặc biệt – đó là ngày cuối cùng bạn sống đời độc thân và nó xứng đáng được bạn trân trọng.

    5. Không cần phải tuân theo truyền thống
    Khi nữ diễn viên truyền hình Amber Tamblyn làm đám cưới năm 2021, cô đã mặc một chiếc áo màu vàng. Tại sao? Vì cô ấy muốn thế! Theo Amber, cô ấy không phải là mẫu người truyền thống, vì thế cô ấy muốn mặc màu cô ấy thích. Trong ngày cưới của mình, bạn hãy mặc thứ bạn muốn mặc. Bạn thích một bộ đầm dạ hội màu trắng lộng lẫy như Cinderella? Cứ tự nhiên! Nhưng nếu bạn thích những màu khác lạ? Điều đó cũng không sao!

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • 3 khuynh hướng làm tóc cho cô dâu

    3 khuynh hướng làm tóc cho cô dâu

    Chúng tôi tin nhiều người sẽ thích những phong cách tóc được lăng-xê trên sàn diễn thời trang cưới mùa này!

    Soft Waves
    Những lọn tóc xoăn nhẹ nhàng kết hợp với trang sức tóc hoặc mạng đội đầu – rất lãng mạn!

     - baogiadinh.vnPhoto Credit: Tom Rauner

     - baogiadinh.vnPhoto courtesy of Galina exclusively at David’s Bridal

     - baogiadinh.vnPhoto courtesy of Lillian West

    Sleek & Straight
    Các kiểu tóc cột gọn sau đầu – đơn giản mà thanh lịch.

     - baogiadinh.vnPhoto Credit: Tom Rauner

     - baogiadinh.vnPhoto courtesy of Maggie Sottero

     - baogiadinh.vnPhoto courtesy of Anne Barge

    Braided Updos
    Bím tóc búi tạo sự mới lạ cho kiểu tóc chignon cổ điển.

     - baogiadinh.vnPhoto courtesy of Laure de Sagazan

     - baogiadinh.vnPhoto courtesy of Casablanca

     - baogiadinh.vnPhoto courtesy of Carol Hannah

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine

  • Ý nghĩa của tuần trăng mật và một số mẹo cho tuần trăng mật hạnh phúc

    Ý nghĩa của tuần trăng mật và một số mẹo cho tuần trăng mật hạnh phúc

    Vào thời xưa, đêm tân hôn là một phép thử dành cho nhiều cặp đôi mới cưới – nó có thể diễn ra suôn sẻ hoặc tệ hại.

     - baogiadinh.vn

    Ảnh: kapparesort.com

    Có lời đồn rằng nhà văn nổi tiếng Victor Hugo (1802-1885) vẫn là trai tân cho đến tận đêm tân hôn của ông. Chúng tôi đoán hẳn là ông đã rất căng thẳng trong đêm hôm đó. Dẫu vậy, đêm tân hôn vẫn là một thắng lợi lớn của ông: ông và người vợ mới cưới làm “chuyện ấy” đến chín lần.

    Những thành thực mà nói, đêm tân hôn thường là một trải nghiệm tệ hại với nhiều cặp đôi mới cưới. Sự căng thẳng tích tụ trước, trong và sau đám cưới chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các bạn. Dù sao đi nữa, cũng đừng quên treo bảng “Do not disturb” (“Đừng làm phiền”) lên trước cửa phòng hai bạn. Sau khi thức dậy vào ngày hôm sau, bạn sẽ nhìn mọi thứ khác đi. Bình tĩnh hơn để bắt đầu tuần trăng mật của hai người.

    Sau đây là một vài mẹo nhằm giúp các bạn có một tuần trăng mật hoàn hảo:

    Sau quá trình cưới xin căng thẳng, bạn bất ngờ đặt chân đến một nơi tuyệt đẹp. Đừng lo lắng, hãy xem đây là cơ hội tốt để hai bạn hiểu nhau nhiều hơn, nhất là khi trước đó hai bạn chưa từng sống cùng nhau. Trong trường hợp, hai bạn đã ở với nhau trước đó, đây là dịp để các bạn ở riêng với nhau, tránh xa cuộc sống thường ngày.

    Trong tuần trăng mật, hai bạn không nhất thiết phải đi cho hết mọi nơi. Hãy thư giãn, dành cho nhau thời gian đơn giản chỉ để nhấm nháp cảm giác hạnh phúc có người mình yêu bên cạnh. Các bạn có thể bỏ ra cả ngày ở trong phòng trò chuyện tâm tình; xem TV; nằm trên giường ăn sáng, ăn trưa, ăn tối; cùng nhau khiêu vũ những điệu nhảy lãng mạn; v.v…

    Theo truyền thống, tuần trăng mật là chuyến du lịch đầu tiên của hai bạn với tư cách một gia đình và là một trong những kỷ niệm quan trọng nhất sau đám cưới. Vì thế, việc chuyến du lịch đầu tiên của hai bạn kéo dài 3, 4 hay 30 ngày không quan trọng, điều quan trọng là những ngày đó với các bạn phải đặc biệt và đáng nhớ. Để tuần trăng mật diễn ra thuận lợi và để hai bạn tránh tranh cãi với nhau vài ngày sau đám cưới, chuyến đi nên được lập kế hoạch từ trước. Hai bạn sẽ có thời gian để thu xếp và giải quyết các vấn đề của chuyến đi.

    Cách chọn địa điểm trăng mật
    Hai bạn cần chọn địa điểm và kiểu chuyến đi mà cả hai đều muốn. Nếu hai bạn có thị hiếu du lịch khác nhau, nên nhường nhịn nhau đôi chút và lồng ghép vào chuyến đi khi thì những yếu tố phù hợp với bạn đời của bạn, khi thì những yếu tố phù hợp với bạn.

    Dù kiểu trăng mật mà các bạn lựa chọn là gì, điều quan trọng nhất là việc chuẩn bị. Bạn có thể xin thông tin và lời khuyên từ các công ty du lịch hoặc một người bạn có nhiều kinh nghiệm về nơi hai bạn sẽ đến. Nên kiểm tra dự báo thời tiết cho địa điểm được chọn, đem theo hành lý phù hợp. Hai bạn có thể sẽ muốn tiêm phòng một số bệnh trước khi đi để giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

    Triệu Khánh Ngọc – VietBeauty Magazine